Danh mục tài liệu

Tài liệu Tăng huyết áp

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.95 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tăng huyết áp, là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch. Nó còn là "tên giết người" thầm lặng, nghĩa là không gây triệu chứng gì ồn ào, nhưng lại dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng tai hại, nhiều khi là những biến chứng giết người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Tăng huyết áp TĂNG HUYẾT ÁP Tăng huyết áp, là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch. Nó còn làtên giết người thầm lặng, nghĩa là không gây triệu chứng gì ồn ào, nhưng lại dẫnđến nhiều biến chứng vô cùng tai hại, nhiều khi là những biến chứng giếtngười.Trong nửa thế kỷ qua, bệnh tăng huyết áp đã được nghiên cứu khá kỹ,người ta cải tiến rất nhiều những quan niệm cũ kỹ trước đây về định nghĩa, chẩnđoán, xếp loại, biến chứng, và nhất là có một tiến bộ về điều trị, chăm sóc ngườităng huyết áp. Huyết áp là gì? Thế nào là tăng huyết áp?Huyết áp là áp lực của máutrong lòng? mạch máu, ở đây là trong lòng các động mạch (nói nôm na là cácmạch máu đỏ) chứ không tính đến áp lực trong lòng các tĩnh mạch (là các mạchmáu đen). Các động mạch đưa máu đỏ chứa nhiều oxy đi phân phối cho các cơ quan,bắp thịt, phủ tạng...vv.. áp lực trong lòng các động mạch rất lớn, nên khi chọc kimvào, máu vọt ra rất mạnh.Sau khi đã cung cấp oxy cho các cơ quan, máu trở nênnghèo oxy và chuyển sang máu đen, đúng hơn là mầu đỏ thẫm. Máu đen theo các tĩnh mạch trở về tim để rồi sẽ qua phổi nhận oxy mới. Áplực máu trong các tĩnh mạch rất thấp, chỉ khoảng 5 -10 mmHg nên khi chọc kimvào tĩnh mạch khuỷu tay để tiêm ven, máu chỉ chảy ra thong thả chứ không phụtmạnh như khi chọc kim vào động mạch, bất kỳ động mạch nào. Một điểm khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch có thể giúp ta phân biệtđược vết thương vào mạch máu nào? Máu? động mạch thì phụt ra thành tia, theonhịp tim. Khi tim bóp vào gọi là tâm thu, thì máu phụt ra rất mạnh, vì áp lực máulúc đó rất lớn. Ở người thường lên tới 100-120 mmHg; còn khi tim giãn nghỉ gọilà tâm trương, huyết áp thấp rõ rệt, chỉ còn 60-80 mmHg. Máu trong tĩnh mạch tráilại, chảy đều vì áp lực trong tĩnh mạch lúc nào cũng giữ khoảng 5-10 mmHg. Khiđo huyết áp động mạch bằng huyết áp kế, người ta thấy rõ hai áp lực tâm thu vàtâm trương này. Vì vậy kết quả đo huyết áp động mạch bao giờ cũng gồm hai consố: con số lớn (trước đây gọi là huyết áp tối đa) là huyết áp tâm thu, rồi đến con sốnhỏ (trước đây gọi là huyết áp tâm trương). Cả hai con số đều có giá trị để đánhgiá bệnh nặng, nhẹ; cho nên phải ghi và nhớ cả hai.Vậy huyết áp bao nhiêu là bìnhthường, bao nhiêu là tăng? Ðối với huyết áp tâm thu (con số lớn) thì từ 90 đến 139mmHg là bình thường, từ 140 trở lên là cao. Từ 140 đến 159 là tăng huyết áp độ 1(nhẹ); từ 160 đến 179 là độ 2 (trung bình), từ 180 trở lên là độ 3 (nặng). Ðối với huyết áp tâm trương, Tổ chức Y tế thế giới quy định: dưới 90mmHg là bình thường, từ 90 trở lên là tăng huyết áp.Từ 90 đến 99 là tăng huyết ápđộ 1 (nhẹ); từ 100 đến 109 là độ 2 (trung bình); từ 110 trở lên là độ 3 (nặng). Xinxem bảng dưới đây của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) năm 1999: HA tâm HA tâm ? thu trương ? ? ? HA bình thường < 140 < 90 ? ? Tăng HA độ 1 (nhẹ) 140-159 90-99 ? ? ? Tăng HA độ 2 (trung bình) 160-179 100-109 ? ? ? Tăng huyết áp độ 3 (nặng) >180 110 ? ? ? Trong nhóm bình thường (Tuổi Huyết áp nam Huyết áp nữ? ? ?1 90/53 89/54? ? ?4 97/56 96/57? ? ?7 99/58 100/61? ? ?12 105/63 106/66? ? ?15 110/70 110/70? ? ? Không nên quan niệm sai lầm rằng huyết áp ở người già cao hơn mới làbình thường. Con số bình thường ở người 70 tuổi cũng vẫn như của người 20 tuổi.Con số 110/70 ở người 80 tuổi không phải là hạ huyết áp!Một trường hợp đặc biệtnữa là huyết áp tâm trương vẫn bình thường, nghĩa là dưới 90 mmHg, trong khihuyết áp tâm thu lại cao, trên 140. Khi đó người ta dùng cụm từ tăng huyết áp tâmthu đơn thuần. Kiểu tăng huyết áp này hay gặp ở người già, cũng hay có biếnchứng như tăng huyết áp cả hai con số. Ðo huyết áp như thế nào là đúng?Nhiều người tưởng tăng huyết áp thìphải đau đầu. Sự thật không phải như vậy. Ða số bệnh nhân tăng huyết áp khôngthấy triệu chứng gì báo hiệu, chỉ khi được đo bằng huyết áp kế mới thấy đượchuyết áp cao hay thấp. Thậm chí có người khi nào huyết áp xuống thấp lại đau đầudữ dội? Từ 40 tuổi trở lên, nên đo huyết áp luôn, độ 2-3 tháng 1 lần. Nếu thấy huyết ...