Danh mục tài liệu

Tài liệu Thủ đô Hà Nội - Trái tim Việt Nam

Số trang: 142      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.24 MB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam gồm các quận huyện như quận Ba Đình, Cầu giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, huyện Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Thủ đô Hà Nội - Trái tim Việt Nam THỦ ĐÔ HÀ NỘI – TRÁI TIM VIỆT NAMHà Nội, thủ đô nước Việt Nam gồm các quận huyện như quận Ba Đình, Cầu giấy, Đống Đa, Hai BàTrưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, huyện Đông Anh, Gia Lâm, SócSơn, Thanh Trì, Từ Liêm.Vài dòng lịch sử: - Năm 208 trước công nguyên An Dương Vương Thục Phán của nước Âu lạc đóng đô ở Cổ Loa - Thế kỉ thứ 5 thời Bắc thuộc đây là trung tâm quận Tống Bình - Thế kỉ thứ 6, Lý Bí (Lý Nam Đế 544-548) nổi lên chống chế độ đô hộ phương Bắc, xây thành ở cửa sông Tô Lịch, dựng chùa Khai Quốc (ngôi chùa này về sau dời về Hồ Tây và đổi tên là Trấn Quốc) - Đời Đường, Tống Bình đổi tên là Đại La, trung tâm An Nam đô hộ phủ - Năm 983, Ngô Quyền dành lại độc lập, đặt kinh đô ở Cổ Loa - Năm 1010, Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư về. Thấy rồng vàng bay lên vua đặt tên thành là Thăng Long. Văn Miếu, chùa Một Cột, chùa Hòe Nhai được xây dựng từ đời Lý - Đời Trần, Thăng Long bị quân Nguyên đánh 3 lần nhưng đều toàn thắng - Đời Hồ, Thăng Long đổi tên thành Đông Đô với một Tây Đô mới ở Thanh Hóa - Quân Minh chiếm nước ta, đổi Đông Đô thành Đông Quan. Lê Lợi thắng quân Minh, năm 1430 đổi tên là Đông Kinh với một Tây Kinh là Lam Sơn (Lam Kinh) cũng ở Thanh Hóa - Đời Lê Trung Hưng với vua Lê chúa Trịnh, kinh đô lại lấy tên là Thăng Long với 36 phố phường - Năm 1788 quân Thanh kéo vào Thăng Long. Mùng 5 tết Kỉ Dậu, vua Quang Trung đánh trận Đống Đa, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy - Năm 1831, đời Minh Mạng, địa danh Hà Nội bắt đầu xuất hiện. Nhà Nguyễn phá tòa thành các triều trước để xây một tòa thành nhỏ hơn - Năm 1873, Francis Garnier dẪN QUÂN Pháp chiếm Hà Nội, tổng đốc Nguyễn Tri Phương tử trận. Năm 1882, quân Pháp do Henry Riviere đánh chiếm Hà Nội, tổng đốc Hoàng Diệuthua trận tự vẫn. Người Pháp san bằng thành lũy Hà Nội, xây những khu phố tây, chọn Hà Nội làm thủ đô Đông Dương - Năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình - Năm 1946, Pháp tái chiếm trở lại đến năm 1954 thua trận phải rút về nước (chiến thắng Điện Biên Phủ) - Từ 1966 đến 1973 Hà Nội bị giặc Mỹ ném bom nhiều lần. - 1975 thống nhất đất nước và phát triển mạnh mẽ cho đến nay.Khí hậu Khí hậu Hà Nội là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưaít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào và cónhiệt độ cao. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. • Trung bình hằng năm, nhiệt độ không khí 23,6oC, độ ẩm 79%, lượng mưa 1245 mm • Mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Sự luân chuyểncủa các mùa làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng và có những nét riêng. • Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa hè: nóng và thi thoảng có mưa rào. • Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa thu. Thời tiết khô ráo, trời cao, xanh ngắt, gió mát, nắng vàng. • Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là mùa đông: Thời tiết lạnh, khô ráo. • Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân: Cây cối xanh tốt với hàng ngàn loài hoa khoe sắc, mùa củanhững lễ hội truyền thống độc đáo, mở đầu là Tết nguyên đán, lễ hội lớn và quan trọng nhất của ngườiViệt Nam.Nếu đi du lịch bạn nên đi vào mùa thu vì mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm, thời tiết mát dịu đôi khihơi lành lạnh sẽ đem lại cho bạn một cảm giác không nơi nào có được. DANH LAM THẮNG CẢNHVăn miếu - quốc tử giám Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường học cổ của kinh thành Thăng Long và là trường đại học đầu tiên ở vùng Đông Nam Á. Văn Miếu không những là một di tích lịch sử - văn hoá cổ kính, mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, khoa học đậm đà bản sắc dân tộc của thủ đô Hà Nội. Văn Miếu được xây dựng tháng 8 năm Canh Tuất, tức tháng 10 năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho (Khổng Tử, Mạnh Tử...). Sáu năm sau (1076),Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở kề phía sau, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mởrộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Văn Miếu cótường bao quanh xây bằng gạch Bát Tràng. Bên trong có nhữnglớp tường ngăn thành năm khu.Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính. Trên cổng có chữ VănMiếu Môn, dưới cổng có đôi rồng đá mang phong cách thời LêSơ (thế kỷ XV).Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn mở đầu cho khu thứhai. Hai bên còn có hai cổng nhỏ có tên là Thành Đức và ThànhĐạt. Vẫn lối đi ấy dẫn tới Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao ...