Danh mục tài liệu

Tài nguyên nước dưới đất tại quần đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang và giải pháp khai thác bền vững

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 637.45 KB      Lượt xem: 39      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tài nguyên nước dưới đất tại quần đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang và giải pháp khai thác bền vững đánh giá tài nguyên và tiềm năng nước dưới đất đồng thời phân tích chất lượng nước tại các giếng đào, giếng khoan trên các đảo lớn thuộc quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài nguyên nước dưới đất tại quần đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang và giải pháp khai thác bền vững TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI QUẦN ĐẢO NAM DU TỈNH KIÊN GIANG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC BỀN VỮNG Vũ Ngọc Bình1, Nguyễn Thành Công1 Bùi Minh Tuấn1, Đỗ Mạnh Tuân2, Đào Đức Bằng3 1 Viện Thủy công, Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam 2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 3 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Tóm tắt Bằng các phương pháp nghiên cứu thực địa như điều tra thu thập số liệu, khoan thăm dò địa chất thủy văn, bơm hút nước thí nghiệm kết hợp với công tác thí nghiệm trong phòng và phân tích số liệu, bài báo đã đánh giá tài nguyên và tiềm năng nước dưới đất đồng thời phân tích chất lượng nước tại các giếng đào, giếng khoan trên các đảo lớn thuộc quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang. Đánh giá nhu cầu dùng nước trên đảo ngày càng tăng nhằm phục vụ dân cư trên đảo và phát triển du lịch. Nguy cơ suy thoái nguồn nước trở lên hiện hữu, đặc biệt ở đảo Hòn Ngang và Hòn Mấu thể hiện ở mức độ nhiễm phèn tăng cao trong nước giếng khoan. Từ đó kiến nghị một số giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất như làm chậm dòng chảy bằng đập tạm tại đảo Hòn Lớn hào thu nước mái đồi kết hợp với các hố khoan sâu tại đảo Hòn Ngang và bồn thấm kết hợp với mương thu nước được áp dụng tại đảo Hòn Mấu. Từ khóa: Tài nguyên nước dưới đất; Thực trạng; Tiềm năng; Suy kiệt. Abstract Underground water resources in the Nam Du islands, Kien Giang province and sustainable exploiting solutions By research methods in the field such as survey and data collection, hydrogeological exploration drilling, experimental water suction pump combined tests and data analysis in the laboratory, the article has asessed the groundwater resources and potential and analyzing water quality in dug wells and drilled wells on the large islands of Nam Du archipelago, Kien Giang province. Assessement of the increasing demand for water on the island to serve the island’s population and rapid increasing tourism. The risk of groundwater degradation or more is present, especially in the Hon Ngang and Hon Mau islands, which had reflected in the high level of alum contamination in the water well. Since then, some solutions proposed to artificial groundwater recharge. The slow-down flow with temporary dams applied at Bai Ngu village in the Hon Lon island. Hilltop water collection ditches combined with boreholes at An Phu village in the Hon Ngang island. And seepage tanks combined with a water collection ditch are used at Hon Mau island. Keywords: Underground water resources; Reality; Potential; Depletion. 1. Đặt vấn đề Nam Du là quần đảo thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, cách đất liền khoảng 80 km về phía Tây Nam (Hình 1). Trên quần đảo có 21 đảo lớn nhỏ trong đó có 3 đảo lớn có dân cư sinh sống rất đông đúc đó là đảo Hòn Lớn thuộc xã An Sơn gồm 3 ấp với 4.119 nhân khẩu; đảo Hòn Ngang và Hòn Mấu thuộc xã Nam Du với dân số khoảng 3.310 người. Tại các xã đảo đều có hệ thống các cơ quan hành chính cấp xã, trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở (THCS) [6]. Tại đảo Hòn Ngang còn là nơi tập trung tàu thuyền đánh bắt xa bờ của khu vực biển Tây và nuôi cá lồng bè, do tại đây có eo chắn gió. Hàng ngày có khoảng 20 - 30 tàu cá neo đậu để mua nhu yếu phẩm và bán Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, 17 quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường thủy hải sản. Những lúc biển động, lượng tàu cá neo đậu lên vài trăm tàu thuyền. Ngoài ra, quần đảo Nam Du được biết đến là điểm du lịch biển đảo khá phát triển trong những năm gần đây ở Kiên Giang, thông thường lượng khách đến với quần đảo từ 300 đến 500 người/ngày. Vào những dịp lễ tết hay ngày nghỉ cuối tuần, lượng khách lên đến hàng nghìn người. Trên quần đảo có khoảng trên 100 hộ (chủ yếu ở đảo Hòn Lớn) kinh doanh nhà nghỉ và dịch vụ ăn uống với khoảng 500 phòng. Xu hướng phát triển du lịch trên quần đảo ngày càng gia tăng. Như vậy, nhu cầu dùng nước của người dân trên đảo và phục vụ phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ nghề cá là rất lớn. Hình 1: Bản đồ vị trí khu vực quần đảo Nam Du (Nguồn: http://kiengiang.ban-do.net) Trước thời điểm năm 2016, nguồn nước dưới đất trên các đảo chủ yếu là nước trong các giếng đào. Tuy nhiên, lượng nước này chỉ sử dụng được ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: