Danh mục tài liệu

Tái trải nghiệm và bóng của chiếc cũi trong truyện ngắn Isaac Bashevis Singer

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 669.55 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hầu hết mọi truyện ngắn của I.B. Singer được kết nối với lịch sử dân tộc Do Thái. Viết từ viễn cảnh hậu Holocaust, các sáng tác của ông không chỉ là tiếng khóc thương cho số phận con người trải qua thảm họa diệt chủng, và ghi khắc tội ác của phát xít Đức đối với đồng bào mình, mà trên đống đổ nát hiện tại, ông còn phản ánh những phản ứng tâm lí của họ trước những tổn thương của quá khứ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tái trải nghiệm và bóng của chiếc cũi trong truyện ngắn Isaac Bashevis SingerHNUE JOURNAL OF SCIENCESocial Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2, pp. 23-28This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2019-0003TÁI TRẢI NGHIỆM VÀ BÓNG CỦA CHIẾC CŨITRONG TRUYỆN NGẮN ISAAC BASHEVIS SINGERVũ Minh ĐứcKhoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Tây BắcTóm tắt. Hầu hết mọi truyện ngắn của I.B. Singer được kết nối với lịch sử dân tộcDo Thái. Viết từ viễn cảnh hậu Holocaust, các sáng tác của ông không chỉ là tiếngkhóc thương cho số phận con người trải qua thảm họa diệt chủng, và ghi khắc tội áccủa phát xít Đức đối với đồng bào mình, mà trên đống đổ nát hiện tại, ông còn phảnánh những phản ứng tâm lí của họ trước những tổn thương của quá khứ. Qua hànhtrình tái trải nghiệm của các nhân vật, I.B. Singer chỉ ra hai kiểu hiệu ứng tâm lí cơbản: né tránh và lãng quên mọi thứ có mối liên quan tới câu chuyện của ngày hômqua, hoặc luôn kể và nhắc lại quá khứ đầy thương tổn.Từ khóa: I.B. Singer, Do Thái, tái trải nghiệm, hậu holocaust.1.Mở đầuI.B. Singer đau đáu và trăn trở về một thế giới bất ổn bị đe dọa bởi vũ khí, bomnguyên tử, ông cho rằng tất cả chúng ta đều phải lên tiếng để tống tiễn những nguy cơ hủydiệt cuộc sống của con người: “Vũ khí nguyên tử, nạn đói, sự độc ác, chúng ta phải lêntiếng chống lại những điều này” (New York Times).Trong Chứng cớ qua sự tưởng tượng: Văn học Holocaust Do Thái - Mĩ (Witnessthrough the imagination: Jewish American Holocaust Literature), S. Lillian Kremerkhẳng định: “Isaac Bashevis Singer không trực tiếp trải qua nạn diệt chủng, ông đã bỏ lạigia đình ở Ba Lan. Tuy nhiên “Shoah” (tiếng Hebrew, tương đương với Holocaust để chỉnạn diệt chủng) đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới suy nghĩ của ông và là một chủ đề trở đi trở lạitrong các tác phẩm. Singer ghi chép (sử) những sự kiện tiên đoán thảm họa và thăm dòtàn dư của sự cầm tù thần học và tâm lí học trong tiếng Yiddish, ngôn ngữ của nhữngngười di cư còn sống sót và những người Do Thái – Ba Lan biến mất trong nạn diệt chủng.Viết từ viễn cảnh tâm lí hơn là sự tồn tại vật lí, Singer tưởng nhớ một lối sống bị sự khủngbố của Nhà nước Đức quốc xã và năm thứ hai phá hủy. Dù ông hạn chế đặt các phẩmphẩm trong thế giới trại tập trung, nhưng ông làm lễ truy điệu những người Do Tháikhông chịu đựng nổi trong các khu ghetto và các trại tập trung; ông gợi lại thế giới củanhững sự đau khổ của họ, và giữ lại ngôn ngữ Yiddish đầy nghị lực, những truyền thốngvà phong tục dễ gần của họ” [2;181].Ngày nhận bài:5/8/2018. Ngày sửa bài: 7/8/2018. Ngày nhận đăng: 2/12/2018.Tác giả liên hệ: Vũ Minh Đức. Địa chỉ e-mail: thaygiaovanchuong88@gmail.com23Vũ Minh Đức2.Nội dung nghiên cứuNhư một định mệnh, người Do Thái luôn phải chịu đựng sự tấn công từ các dân tộckhác. Dân tộc ấy đã trải qua một lịch sử đầy thăng trầm với bao biến động, ám ảnhHolocaust để lại những sang chấn tâm lí nặng nề đối với họ ngay cả khi cuộc sống đã đổikhác. Những rối loạn tâm thần của ẩn ức cá nhân thoát khỏi bức tường kiểm duyệt ý thứcđã tìm thấy một nguồn “năng lượng” đồng dạng mông lung sâu thẳm từ kho vô thức tậpthể - vô thức dân tộc. I.B. Singer thường hay miêu tả các nhân vật trong tâm thế “xách balô lên và đi”, đó là những chuyến du hành bất tận, họ mải miết đi, mải miết kiếm tìm mộtchân trời mới (khác) (với cái đang diễn ra trước mắt).2.1. Miền đất ngục tù, chết chóc và hủy diệt trong các truyện ngắn I.B. Singer là ámảnh về thân phận người Do Thái được giãn nở từ những nếp gấp vô thức trở thành ẩn dụcho trại tập trung, khu định cư ghetto của người Do Thái, các trại tị nạn và nạn diệt chủngHolocaust. Viết về chiến tranh và sự hủy diệt với sự ám ảnh khôn nguôi về thảm họa diệtchủng Holocaust, I.B. Singer thành kính tưởng nhớ về nỗi đau của dân tộc cũng như tội áccủa kẻ thù đã gây ra. Reb Mordecai Meir trong Ông và cháu từng nhắc nhở: “Một ngườiDo Thái không bao giờ được quên ngày Đền thờ bị phá hủy”. Với bản năng sinh tồn vàkhát khao mơ ước, con người đối diện với miền đất chết luôn luôn vượt thoát khỏi giớihạn của sự cầm tù và hủy diệt để kiếm tìm thiên đường hạnh phúc. Đó là niềm hi vọng vềmột cuộc sống với bao đổi thay, khác với thực tại u ám: “Tôi có nhiều người quen ở TelAvis từ Warsaw tới, cả bà chủ nhà ngày trước. Đa phần trong số những người thân thiếtvới tôi đã bỏ mạng trong trại tập trung của Hitler hoặc đã bỏ mạng vì đói và thương hàn ởLiên Xô Trung Á. Chỉ vài người thoát chết. Tôi thấy họ đứng ở ngoài quán cà phê, hútnước qua ống rơm và mang theo những câu chuyện ngày trước. Chuyện gì đã xảy ra saubảy mươi năm? Đàn ông trở nên xanh xao ốm yếu. Đàn bà nhuộm tóc, trang điểm đậm đểche đi những nếp nhăn. Khí hậu nóng không làm cạn khô lòng khao khát của họ. Ngườingười góa bụa rổ rá cạp lại. Người vừa li hôn đang tìm kiếm bạn đời hoặc tình nhân. Họvẫn viết sách, vẽ tranh, cố vui chơi đùa nghịch, viết báo và tạp chí. Tất cả đều cố gắng học,ít ra thì cũng học chút đỉnh tiếng Hebrew. Trong những năm tháng lang thang, nhiềungười trong số họ đã dạy nhau tiếng Nga, Đức, Anh, thậm chí cả Hungari vàUzubekistan” (Anh bạn bọ cánh cứng) [7;124-125].Ông và cháu, Sức mạnh của ánh sáng, Học giả Cabala của East Broadway, thuộc sốít những truyện ngắn được I.B. Singer đặt trong hệ tọa độ chronotope chiến tranh. Truyệnđược kết cấu theo trật tuyến tính gắn liền với những trải nghiệm của nhân vật trong bomđạn trên con đường thiên di vùng thoát khỏi miền đất hủy diệt để hướng về chân trời tự do,hạnh phúc. Trong chiến tranh hủy diệt của Phát xít Đức, người Do Thái Đông Âu nóichung và người Do Thái Ba Lan nói riêng hơn bao giờ hết trở thành con mồi để chủ nghĩaphát xít rượt đuổi. Trên quê hương Ba Lan, người Do Thái không tìm thấy tình yêuthương và sự quý mến của những người hàng xóm Ba Lan, họ lại lên đường tìm kiếm mộtmiền đất mới: Shidtah và Menashes trong Bản thảo chạy loạn trong cuộc tấn công củaPhát xít Đức trên lãnh thổ Ba lan để tới ...