Danh mục tài liệu

Tám đặc điểm của Trần thức Thái cực quyền(Phần 2)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.81 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quyền phổ quy định:Hư lãnh đỉnh kình , khí trầm đan điền Hàm hung bạt bối ,trầm kiên truỵ trừu Tung yêu viên đãng , khai khố khuất tấtThần tụ khí liễm , thân thủ phóng trường(Hư lãnh đỉnh kình, giữ cho xương sống luôn thẳng, khí trầm ở đan điền, ngực thu lại, vai và cùi chỏ trầm, buông lỏng eo, tròn háng, luôn luôn tụ khí, thân thể khoáng đạt).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tám đặc điểm của Trần thức Thái cực quyền(Phần 2) Tám đặc điểm của Trần thức Thái cực quyền(Phần 2)ĐẶC ĐIỂM THỨ HAI: VẬN ĐỘNG ĐÀN TÍNH CỦA THÂN CHI Quyền phổ quy định: Hư lãnh đỉnh kình , khí trầm đan điền Hàm hung bạt bối ,trầm kiên truỵ trừu Tung yêu viên đãng , khai khố khuất tất Thần tụ khí liễm , thân thủ phóng trường (Hư lãnh đỉnh kình, giữ cho xương sống luônthẳng, khí trầm ở đan điền, ngực thu lại, vai và cùi chỏ trầm,buông lỏng eo, tròn háng, luôn luôn tụ khí, thân thể khoángđạt). Bốn điều quy định trên có thể cho thấy hưlãnh đỉnh kình và khí trầm đan điền là thân thể phóngtrường (tạm hiểu là buông lỏng vươn dài) , hàm hung bạtbối là thu ngực trước lại, làm thành cột đỡ cho lưng sauđược phóng trường , trầm kiên truỵ trừu làm cho cánhtay phóng trường , tung yêu viên đãng và khai khốkhuất tất khiến cho bộ chân được viên hoạt khi di chuyểnvà cũng chính là kết quả của phóng trường của bộ chân ởbất cứ tư thế nào . Cho nên trong các động tác xoay cổ chân ,chuyển đổi để biến đổi hư thực trong bộ pháp của TCQ luônluôn bắt buộc có tung yêu viên đãng và khai khố khuấttất . Xem bên ngoài là triền ty kình của chân , kỳ thật bêntrong đã đạt được bộ chân phóng trường rồi . Tất cả các bộphóng trường trên hợp thành toàn thân phóng trườngkhông những khiến cho thân chi sinh ra đàn tính , hình thànhbằng kình mà còn khiến cho tinh thần cũng đề khởi mộtcách tự nhiên. 1.Thân chi phóng trường (Các chi vươndài) Như trên đã nói, luyện TCQ thân chi cần phảiphóng trường để tăng cường đàn tính của toàn thân , cóđàn tính rồi mới có thể có bằng kình được . Đó chính lànói bằng kình do đàn tính sinh ra, đàn tính do thân chiphóng trường sinh ra . Còn các bộ phận phóng trường ra saothì chiếu theo quyền phổ mà nói ra như sau: 1.1 Hư lãnh đỉnh kình Sở dĩ gọi là hư lãnh đỉnh kình tức là đưakình hướng lên trên còn khí trầm đan điền là khí hướngdưới mà nhập vào đan điền . Tổng hợp mà nói là trong thứcnhắm vào hai hướng tương phản để thân thể phát sinh cảmgiác phóng trường. 1.2 Hàm hung bạt bối Hàm hung yêu cầu ngực không được nhô rathụt vào (không lồi lõm) mà cần phải thu vào, khiến chongực thành cột trụ để xương sống phóng trường , vì theo lựchọc thì đòn bẩy chẳng nên có chỗ (cong gãy) .Về điểm này ,lúc mới học không nên lầm lẫn lưng gù ra là bạt bối vìlưng gù thì ngực phải lõm vào khiến cho ngực mất tác dụnglàm cột trụ chẳng những khiến cho lưng mất đi đàn tính củasự bạt trường mà còn có hại cho sức khoẻ nữa. 1.3 Trầm kiên truỵ trừu: Tác dụng chủ yếu của trầm kiên là làm chovai và cánh tay vì hạ thấp xuống mà nối chặt với nhau , vaivà cánh tay nối chặt với nhau mới có thể khiến cho tay cógốc rễ . Đồng thời truỵ trừu khiến cho khoảng giữa chỏvà vai có sự phóng trường , trong khi cánh tay tiến hành vậnđộng triền ty (quấn tơ). Mặt khác , truỵ trừu và toạ oảnlại có thể khiến khoảng giữa chỏ và cổ tay phóng trường .Do đó , trầm kiên , truỵ trừu và toạ oản là toàn thể cánh tayphóng trường . 1.4. Khai khố khuất tất: Đây là sự phóng trường của bộ chân . Chân làbộ phận chống đỡ toàn thân , muốn phóng trường rất khó .Do đó đối với yêu cầu khai khố khuất tất của bộ chân phảidùng vận động xoắn ốc để chuyển đổi hư thực , chủ yếu biểuhiện ở sự xoay chuyển của đầu gối . Như vậy , khi chân xoayhướng ra ngoài khiến cho bên ngoài của chân phóng trườngmà phần bên trong thu súc . Sự di chuyển của chân phối hợpvới sự chuyển động của thân trên và hai tay hình thành sựvận động của toàn thân . Từ đó mới có thể đạt đến mức hoànchỉnh nhất thể của kình căn tại cước ,phát vu thối ,chủ tể vuyêu , nhi hình vu thư chỉ (kình gốc tại bàn chân , phát dođùi vế ,chủ tể do eo, mà hình thì do tay và bàn tay). Xét chung bốn điểm trên ta thấy TCQ đối vớithân trên , tay và chân đều có yêu cầu phóng trường . Chẳngnhững nhờ phóng trường mà sinh ra đàn tính tạo thành bằngkình cơ bản của TCQ , mà còn có thể khiến tinh thần conngười tự nhiên đề khởi không sinh ra cổ kình thành bệnhchuyết lực. 2. Tác dụng sinh lý của thân chi phóngtrường Khi cơ nhục chịu lực, cơ thể có một mức duỗidài nhất định , nhưng nguyên nhân tác động mất đi thì cơnhục lập tức phục hồi nguyên trạng , đó là đàn tính cố hữucủa con người . Sự vận động bình thường TCQ là nâng caođàn tính đó . Căn cứ vào sinh học con người mà xét loại đàntính co duỗi này có thể đưa đến bốn loại tác dụng sau : a) Có thể khiến năng lực co duỗi của bản thâncơ nhục có được sự rèn luyện tốt khiến mạng lưới mao quảnbên trong cơ nhục được thông suốt . b) Có thể tăng cường chức năng chuyển hoácủa tế bào , kích thíc ...