CUỘC SỐNG VỊ THA
1. Khái niệm: Vị tha là vì người khác.(Tha là tha nhân, là người khác). Cuộc sống vị tha là một cuộc sống mà chúng ta sống để làm lợi ích cho người khác, không còn sống cho mình nữa. Đây là một cuộc sống tốt đẹp mà xưa nay tất cả các bậc Thánh đều mơ ước và phấn đấu để đạt được. Mỗi tôn giáo đều có những tiêu chuẩn nhất định để đánh giá tín đồ của tôn giáo mình. Đạo Thiên Chúa thường làm lễ phong Thánh cho những tín đồ, những tu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lý đạo đức - CUỘC SỐNG VỊ THA
CUỘC SỐNG VỊ THA
1. Khái niệm:
Vị tha là vì người khác.(Tha là tha nhân, là người khác).
Cuộc sống vị tha là một cuộc sống mà chúng ta sống để làm lợi ích cho người
khác, không còn sống cho mình nữa. Đây là một cuộc sống tốt đẹp mà xưa nay tất
cả các bậc Thánh đều mơ ước và phấn đấu để đạt được.
Mỗi tôn giáo đều có những tiêu chuẩn nhất định để đánh giá tín đồ của tôn giáo
mình. Đạo Thiên Chúa thường làm lễ phong Thánh cho những tín đồ, những tu sĩ
có công hạnh đặc biệt theo tiêu chuẩn của họ. Đạo Phật cũng có cách đánh giá
những vị tu hành để tôn lên bậc Thánh. Đó là những người chứng ngộ tâm linh, có
đời sống đạo hạnh, hay nhờ tu thiền, niệm Phật, họ có được những điều vi diệu
trong cuộc sống, có những thần thông, phép lạ, có trí tuệ… làm lợi ích cho mọi
người.
Theo tiêu chuẩn của tôn giáo mình, mỗi tôn giáo có rất nhiều vị được xem là
những bậc Thánh. Đạo Phật có vô số Thiền sư, những bậc Alahán, những vị Thánh
chứng quả, những vị Tổ, những vị Đại Sư… Có những vị không nổi tiếng lắm,
nhưng khi tịch, thiêu ra có Xá lợi, cũng được xem như ï đã chứng Thánh. Ở các
tôn giáo khác, tùy theo lòng mộ đạo, công trạng đối với đạo mà một người cũng
được xem là Thánh.
Trên thế giới, những nhà khoa học, những nhà xã hội học với tâm tình của những
người không tôn giáo, có cách đánh giá một bậc Thánh ở những góc độ khác. Vì
vậy, những người được phong Thánh theo tiêu chuẩn xã hội thì không nhiều.
Chúng ta thấy, thế giới có những Danh nhân, có những Vĩ nhân và chỉ có một vài
vị Thánh nhân. Đến nay, những vị Thánh nổi tiếng được cả thế giới công nhận là
Thánh Gandhi. Đây là trường hợp rất hiếm hoi. Đức Phật cũng được thế giới coi là
một vị Thánh. Chúa Jésu cũng được thế giới xem là vị Thánh. Hoặc Khổng Tử,
nhà triết học nổi tiếng cũng được xem như là một vị Thánh. Nghĩa là số người
được coi như một vị Thánh rất ít ỏi.
Chúng ta học bài Cuộc sống vị tha là để tìm ra một mẫu số chung về tư cách hay
tiêu chuẩn của một vị Thánh trong đạo Phật cũng như trong tâm tình của con
người trên thế giới
Cuộc sống vị tha là tiêu chuẩn chung khi đánh giá một vị Thánh, được đạo Phật ca
ngợi mà thế giới cũng ngợi ca. Không cần biết người đó theo tôn giáo gì, không
cần biết người đó giữ chức vụ gì, chỉ cần thấy họ sống rất từ ái, rất vị tha so với tất
cả mọi người, có năng lực lớn để làm được nhiều việc cho cuộc đời, có sức ảnh
hưởng rất lớn đến con người và luôn luôn vì con người, vì nhân loại… người ta đã
ca ngợi họ là một bậc Thánh.
Dựa vào trình độ tâm linh của đạo Phật, một vị Thiền Sư có thể có sở đắc tâm linh,
một đời đi thuyết pháp trong đạo Phật, trong lãnh vực tôn giáo cũng có khi chúng
ta gọi là Thánh nhưng thế giới không công nhận. Trong đạo Phật, có vô vàn các
Thiền sư, người chứng Đạo. Có thể chúng ta ca ngợi, coi đó là những vị Thánh,
nhưng người ngoài đạo Phật chỉ thấy đó là những tu sĩ bình thường. Tiêu chuẩn
đánh giá con người khác nhau như vậy.
Gạt ra ngoài vấn đề tiêu chuẩn đánh giá con người, chúng ta thấy cuộc sống vị tha
là một cuộc sống đẹp. Người thực hiện được cuộc sống này, có thể thuyết phục
được không chỉ đối với người trong tôn giáo mà còn với cả người ngoài tôn giáo.
Có thể đời này chúng ta thực hiện cuộc sống vị tha ít, nhưng trên căn bản mỗi
người phải sống vị tha. Biết đâu ở những đời sau, chúng ta có năng lực lớn hơn, có
cuộc sống vị tha ảnh hưởng nhiều hơn, làm lợi ích lớn lao hơn cho nhân loại.
Vậy, tại sao cuộc sống vị tha là một cuộc sống đẹp mà ai cũng ca ngợi? Bởi vì từ
lâu, do bản năng chấp ngã mãnh liệt, chúng ta bị khuynh hướng vị kỷ tồn tại chi
phối mọi ý nghĩ, lời nói, việc làm. Từ đó, trong cuộc sống, chúng ta chỉ biết sống
cho mình, làm bất cứ điều gì cũng vì lợi ích của mình trước. Khi còn bé, chúng ta
tranh giành miếng ăn, miếng uống, tình thương đối với anh em. Lớn lên, có thể
dùng mọi thủ đoạn để tranh giành tiền tài, quyền lực cho mình. Thế giới này đầy
ắp khổ đau là vì cuộc sống vị kỷ. Trong Tứ Diệu Đế, khổ được coi là một thực tế,
một thực tại của cuộc sống mà nguyên nhân của khổ là do lòng ích kỷ. Cho nên,
cuộc sống vị tha là một cuộc sống giúp người ta thoát được đau khổ. Chưa cần tu
tập những pháp cao siêu, chỉ cần sống một cuộc sống vị tha, chúng ta đã đem lại
cho tâm mình sự an lạc.
Trong cuộc sống này, chúng ta không thiếu những điều phiền muộn, những ray rứt
khổ đau, những ưu tư trăn trở. Khi ấy, tìm đến một vị Thầy, chúng ta sẽ được Thầy
dạy một cách quán để đối trị đau khổ.
Ví dụ: Khi có chuyện buồn trong gia đình, chúng ta tìm đến một vị Thầy để tìm sự
thanh thản. Thầy sẽ dạy ta hãy quán thế gian này là vô thường, thân này là bất tịnh,
rồi cũng chôn sâu trong ba tấc đất… Quán như vậy, chúng ta sẽ bớt đi những khổ
đau, phiền muộn. Khi than phiền về bệnh tật, Thầy sẽ dạy ta quán thân này là vô
thường, hư ảo, ngày nào đó thân rồi cũng mất, chẳng có gì phải phiền muộn, âu lo.
Khi tâm sự, trong cuộc sống hay bị người ta ganh tỵ, tranh giành quyền lợi, chúng
ta sẽ được quán là hãy xem cu ...
Tâm lý đạo đức - CUỘC SỐNG VỊ THA
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 224.11 KB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nắm bắt tâm lý tâm lý con người giá trị đạo đức đức tính tốt đẹp các nhân tố đánh giá giá trị của con ngườiTài liệu có liên quan:
-
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 347 1 0 -
Frued và tính dục – Một cách tiếp cận
7 trang 160 0 0 -
TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC VÀ BỆNH LÝ
80 trang 90 0 0 -
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học đại cương
43 trang 65 0 0 -
2 trang 61 0 0
-
14 trang 60 0 0
-
Để làm chủ công việc và cuộc sống
4 trang 50 0 0 -
Một số đặc điểm tâm lý học trẻ em
17 trang 48 0 0 -
Những chấn thương tâm lý hiện đại: Phần 2
54 trang 48 0 0 -
Bài giảng Một số lí thuyết tâm lí dạy học
24 trang 47 0 0