NÓNG NẢY
1. Nhân định: Nóng nảy (Sân): Là trạng thái mất bình tĩnh do bực bội khó chịu gây nên và thường khiến chúng ta phải đưa ra những phản ứng mạnh. Trạng thái mất bình tĩnh thường có nhiều loại. Khi gặp điều gì vui mừng, chúng ta cũng có thể rơi vào trạng thái mất bình tĩnh. Nhưng mất bình tĩnh ở đây không phải do bực bội khó chịu nên không thành vấn đề, không gọi là sân. Ví dụ, chúng ta đang ở chùa tu hành. Dĩ nhiên, vì mới tu nên ta chưa dứt được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lý đạo đức - NÓNG NẢY
NÓNG NẢY
1. Nhân định:
Nóng nảy (Sân): Là trạng thái mất bình tĩnh do bực bội khó chịu gây nên và
thường khiến chúng ta phải đưa ra những phản ứng mạnh.
Trạng thái mất bình tĩnh thường có nhiều loại. Khi gặp điều gì vui mừng, chúng ta
cũng có thể rơi vào trạng thái mất bình tĩnh. Nhưng mất bình tĩnh ở đây không
phải do bực bội khó chịu nên không thành vấn đề, không gọi là sân.
Ví dụ, chúng ta đang ở chùa tu hành. Dĩ nhiên, vì mới tu nên ta chưa dứt được tâm
luyến ái. Một hôm, nghe tin cha mẹ đến thăm, ta mừng quá, vội vàng chạy xuống,
tay bắt mặt mừng. Đó cũng là trạng thái mất bình tĩnh, nhưng không phải do bực
bội khó chịu nên không gọi là sân.
Hoặc do cố gắng học hành, rèn luyện, cuối năm ta được đánh giá cao, được khen
thưởng. Nghe tin ấy, ta rất mừng và có những cử chỉ lúng túng, vụng về. Đó cũng
là trạng thái mất bình tĩnh nhưng không gọi là sân.
Vậy, những tâm lý bực bội, khó chịu thường xảy ra khi nào?
Trước hết, tâm lý ấy xuất hiện khi chúng ta bị xúc phạm danh dự hay thân thể.
Hay nói cách khác, khi ta bị đánh vào bản ngã. Nếu không đánh vào bản ngã,
không xúc phạm tới bản ngã thì chúng ta không nổi sân. Nhưng như thế nào gọi là
chạm tới bản ngã?ù Tùy theo cái mà ta chấp. Hễ chúng ta chấp tới mức độ nào đó
mà bị người khác chạm tới thì lúc ấy gọi là bị chạm tới bản ngã và tự nhiên ta sẽ
nổi sân.
Chẳng hạn, cái chấp căn bản của con người là chấp cái thân này là ta. Như vậy, ai
xúc chạm tới cái thân này thì sẽ có vấn đề, sẽ làm cho mình nổi sân. Có nhiều
trường hợp được coi là chạm tới cái thân này .
Ví dụ, mỗi ngày chúng ta đều soi gương hai ba lần và cảm thấy tự hào vì mình là
hoa khôi của trường. Một hôm, bỗng dưng có người nhìn ta và cho rằng mặt ta
trông hắc ám quá. Do chấp cái thân mỗi ngày như vậy nên khi nghe lời nhận xét,
ta cảm thấy giận. Cái bực bội, khó chịu, cái cảm giác mất bình tĩnh cứ trào lên.
Trạng thái ấy gọi là sân khi chúng ta bị lời nói xúc chạm đến thân mình.
Hoặc trong một lần tranh luận, ta bị người khác tát một cái vào má. Cái cảm giác
bị tát đau vào má cũng là cảm giác bị xúc chạm vào bản ngã làm cho ta nổi cơn
giận dữ. Trạng thái nổi sân do bị xúc chạm vào thân thể là cái chấp thô thiển nhất,
căn bản nhất mà ai cũng gặp phải.
Nếu mỗi ngày chúng ta không ngồi thiền điều thân để thấy thân này là vô thường,
hư ảo thì khi bị người khác xúc chạm, ta sẽ thấy khó chịu ngay. Ngược lại, nếu
mỗi ngày chúng ta đều ngồi thiền điều thân, coi thân này là vô thường, hư ảo lâu
ngày cho trở thành đạo lực, thì chúng ta sẽ không chấp thân, trong hòan cảnh nào
cũng có thể bình thản được.
Có một cách chữa“nấc cục” theo kiểu dân gian rất hiệu quả. Đó là tìm cách làm
cho người ta nổi giận, làm cho họ phản ứng mạnh, tự nhiên “nấc cục” sẽ biến mất.
Có người áp dụng “mẹo” này để chữa “nấc cục” cho một Thầy trong chùa nhưng
không có hiệu quả. Vì người tu hành không dễ dàng bị kích độïng. Có lẽ nhờ quá
trình điều thân nên họ không mất bình tĩnh, không giận dữ trong bất kỳ tình huống
nào.
Đức Phật thường dạy chúng ta ngồi quán tử thi để thấy cái thân này rồi sẽ chết, sẽù
sình trương, mục tan chỉ còn lại xương không, rồi xương cũng thành tro, bay theo
gió mất. Cái quán tưởng khi ngồi thiền là như vậy, chúng ta thấy rất rõ điều ấy nơi
bản thân mình. Nhưng với tuổi trẻ, điều ấy sẽ hơi khó được nhận ra vì tuổi trẻ
thường chấp thân. Người già hay bệnh hoạn ốm yếu dễ thấy cái thân này vô
thường, tàn tạ; còn đang khoẻ mạnh, không phải ai cũng dễ dàng nhận ra điều ấy.
Chúng ta phải cố gắng bỏ chấp thân để rơi vào tình huống nào cũng giữ được thái
độ bình tĩnh. Chẳng hạn, khi ra đường, nếu ai đó vô tình làm ta ngã xuống, ta vẫn
bình thản, coi như không có việc gì xảy ra. Nếu thấy chúng ta đứng dậy, phủi bụi
nhẹ nhàng và đi tiếp, người ta sẽ nể phục người tu mình hơn. Như vậy, đạo tâm
của họ cũng tăng trưởng.
Đó là về thân thể, còn về danh dự ? Danh dự là giá trị của con người. Thông
thường, người ta có thể không chấp thân nhưng vẫn xem trọng giá trị, danh dự của
mình. Người ta có thể chấp nhận cái chết nhưng không chấp nhận để cho danh dự
bị xúc phạm. Ngày xưa, ở Nhật có một giai cấp gọi là võ sĩ đạo. Họ là những
người rất trọng danh dự. Hễ danh dự không còn thì họ tự tử ngay lập tức. Chẳng
hạn, trong một trận thách đấu, ai thua, người đó sẽ tự tử ngay vì họ cảm thấy nhục
nhã khi danh dự không còn nữa. Có người kể rằng, vào những năm 60, tại Nhật có
diễn ra một trận thi đấu bóng bàn trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng đưa
vận dộng viên sang tham gia thi đấu. Sau khi thắng các nước khác, cầu thủ Việt
Nam bắt đầu thi đấu với một cầu thủ người Nhật, người này vốn là vô địch thế giới
về bóng bàn. Trận đấu diễn ra rất quyết liệt. Cuối cùng, đội Việt Nam thắng. Vận
động viên người Nhật ấy đã tự mổ bụng chết ngay tại chỗ. Người Nhật trọng danh
dự như vậy đó.
Vậy, người tu chúng ta có trọng danh dự không?
Trong đạo Phật có một hạnh là nhẫn nhục Ba-la-mật. Dù người ta có xâm phạm
đến mức nào, chúng ta cũng không được ...
Tâm lý đạo đức - NÓNG NẢY
Số trang: 21
Loại file: pdf
Dung lượng: 224.96 KB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nắm bắt tâm lý tâm lý con người giá trị đạo đức đức tính tốt đẹp các nhân tố đánh giá giá trị của con ngườiTài liệu có liên quan:
-
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 347 1 0 -
Frued và tính dục – Một cách tiếp cận
7 trang 160 0 0 -
TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC VÀ BỆNH LÝ
80 trang 90 0 0 -
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học đại cương
43 trang 65 0 0 -
2 trang 61 0 0
-
14 trang 60 0 0
-
Để làm chủ công việc và cuộc sống
4 trang 50 0 0 -
Một số đặc điểm tâm lý học trẻ em
17 trang 49 0 0 -
Những chấn thương tâm lý hiện đại: Phần 2
54 trang 48 0 0 -
Bài giảng Một số lí thuyết tâm lí dạy học
24 trang 47 0 0