Bài học này sẽ khảo sát sự phát triển tâm lý của con người qua các giai đoạn lứa tuổi khác nhau, từ sơ sinh đến tuổi già. Chúng ta sẽ tìm hiểu những đặc điểm tâm lý điển hình cũng như các rối loạn tâm lý có thể xuất hiện ở mỗi giai đoạn. Bài học cũng sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý bình thường của con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lý qua các lứa tuổi TÂM LÝ QUA CÁC LỨA TUỔIMỤC TIÊU 1. Trình bày được đặc điểm tâm lý và rối nhiễu tâm lý trong từng lứa tuổi. 2. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sự lớn lên và phát triển tâm sinh lýcủa người bình thường.NỘI DUNG1. Phân kỳ lứa tuổi - Tâm lý con người phát triển theo từng giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đặcthù cho một chức năng phát triển. Trong mỗi giai đoạn, nếu các chức năng đặc thù khôngphát triển bình thường thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các chức năng đó và cácchức năng của giai đoạn sau. - Căn cứ vào các đặc điểm của sự phát triển tư duy, ngôn ngữ, các hoạt động chủđạo…mà người ta chia quá trình phát triển tâm lý thành các giai đoạn như sau: 1. Từ 0 - 1 tuổi: Tuổi bế bồng. 2. Từ 1 - 3 tuổi: Tuổi nhà trẻ. 3. Từ 3 - 6 tuổi: Tuổi mẫu giáo. 4. Từ 6 - 11 tuổi: Tuổi thiếu nhi. 5. Từ 12 - 15 tuổi: Tuổi thiếu niên. 6. Từ 16 - 29 tuổi: Tuổi thanh niên 7. Từ 30 - 60 tuổi: Tuổi trưởng thành - trung niên. 8. Sau 60 tuổi: Tuổi già. - Môi trường sống có tác động rất lớn đến các giai đoạn phát triển tâm lý. Nếu khôngthích hợp, không thuận lợi thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển các chức năng tâm lý.2. Đặc điểm tâm lý và các rối nhiễu tâm lý ở các lứa tuổi2.1. Tuổi bế bồng2.1.1. Những đặc điểm tâm lý: - Đứa trẻ mới sinh ra có sự thay đổi về môi trường sống đó là từ môi trường hết sứcthuần khiết, tương đối ổn định, sang một môi trường mới khác hẳn với môi trường trongbụng mẹ. Thời kỳ này, đứa trẻ không tự chăm sóc được mình mà phải nhờ vào sự chăm sóccủa người lớn. - Khi mới sinh ra đứa trẻ đã có một số phản xạ không điều kiện như chớp mắt,hắt hơi, nôn, ngoái cổ, phản xạ mút, cầm, nắm. Những phản xạ này đều cần thiết đối vớitrẻ, giúp cho chúng có được những đáp ứng thích hợp và giúp chúng thích nghi đượcvới môi trường mới. - Trong năm đầu thì mối quan hệ mẹ - con là mối quan hệ đặc biệt, tác động đếnmọi mặt phát triển của trẻ, tránh nguy cơ chậm phát triển và lệch lạc tâm lý cũng như 32sinh lý sau này. Sự giúp đỡ của cha mẹ và người thân trong gia đình sẽ giúp trẻ hìnhthành nên những kinh nghiệm cảm tính. Sự giúp đỡ của người lớn trong giai đoạn nàybiến đứa trẻ từ một thực thể sinh vật thành một thực thể xã hội. - Đến 3 tháng tuồi thì trẻ có phản ứng cười khi nhìn thấy bất kỳ ai. - Đến 7 tháng tuổi thì trẻ đã phân biệt được lạ, quen, đây là bước tiến quan trọngtrong sự phát triển về mặt xã hội của trẻ. - Hoạt động cảm giác: trẻ không phân biệt được bản thân với sự vật. Đây là thờikỳ hoà mình với đồ vật, với người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ. Những biến động trong mấy tháng đầu cứ tuần tự phát sinh theo thứ tự thànhthục mà ít cần tới sự luyện tập. - Sự phát triển về vận động: + Những ngày đầu, sự vận động của trẻ còn hỗn hợp, không có sự phốihợp nhất định. + Vận động của tay mới đầu là bấu, nắm cho đến biết tự cầm, tự lấy mộtđồ vật nào đó chủ động hơn. - Ngôn ngữ: + Khoảng 2 tháng tuổi biết hóng chuyện, phát ra một số âm đơn điệu. + Khoảng 6 tháng trẻ đã có thể ghép được một số âm tiết như ma ma... + Khoảng 10 đến 12 tháng tuổi có thể nói được một số từ đơn giản nhưbà, ba, mẹ.2.1.2. Những rối nhiễu tâm lý - Trong giai đoạn này đứa trẻ rất cần được sự yêu thương của người lớn. Đặt biệtnhu cầu gắn bó của trẻ thời kỳ này là sự yêu thương, vuốt ve của người mẹ. Vì vậy, chỉ cầnmột biểu hiện không hoàn toàn tâm toàn ý của người mẹ là trẻ nhận ra ngay. - Nếu ở người mẹ có những bất ổn (khó khăn về vật chất trong chăm sóc trẻ, sinhcon ngoài ý muốn…) thì sẽ gây ra cho trẻ những lệch lạc tâm lý, tạo cho trẻ cảm giác sợhãi, khó hình thành niềm tin, luôn tìm cách đối phó, tạo nên nhân cách có vấn đề. - Khi không được đáp ứng nhu cầu thì trẻ sẽ có những phản ứng như biếng ăn,không chịu ăn với mẹ mà muốn người khác cho mình ăn, thiếu năng động, kêu khóc.Trong trường hợp này thì bố mẹ hoặc người thầy thuốc phải quan tâm đến việc ăn uống,vệ sinh của trẻ và tìm xem trong quan hệ gia đình có gây ra vấn đề gì cho bé không.2.2. Tuổi nhà trẻ2.2.1. Những đặc điểm tâm lý - Giai đoạn này trẻ đã biết đi cho nên cuộc sống giảm dần mức độ phụ thuộc, trẻbắt đầu biết thể hiện rõ hơn những nhu cầu của mình. - Trẻ rất thích bắt chước hành động sử dụng đồ vật của người lớn, thích tìm tòikhám phá sự vật. - Về ngôn ngữ: Trẻ bắt đầu biết nói một trong hệ thống nhiều từ, nói được câungắn, cuối tuổi lên 3 trẻ đã sử dụng được khoảng 1500 từ. Đây là lứa tuổi rất hiếu động,khả năng vận động và ngôn ngữ của trẻ tăng nhanh. 33 - Đây là giai đoạn hình thành cái “tôi (sự tự nhận thức về mình). Trong mối quanhệ với người khác thì trẻ đã biết phân biệt nó với thế giới xung quanh, chủ động tiếp xúcvới môi trường xung quanh, với đồ chơi, với bạn bè và tách dần mẹ. - Tư duy mang tính tự kỷ, nhìn nhận sự việc một cách chủ quan. Tư duy chưatách khỏi giác động mà gắn chặt với những vận động đặc biệt là với tình cảm chi phốitâm tư của bé, ví dụ như khi ngã đau lại đổ lỗi do vấp phải bàn và đánh bàn.2.2.2. Những rối nhiễu tâm lý - Nếu cha mẹ luôn ngăn cấm các hoạt động tìm kiếm, khám phá môi trường xungquanh của trẻ thì sẽ làm cho chúng lúc nào cũng phải quan tâm đến bản thân, tìm mọicách để thực hiện đúng yêu cầu của mẹ. - Nếu đứa trẻ bị cha mẹ bỏ mặc, không quan tâm hoặc không thoả mãn nhữngnhu cầu cơ bản của trẻ nhỏ về ăn, mặc, bị cha mẹ đánh, không được đáp ứng nhu cầu vềtình cảm thì trẻ dễ phát sinh tính hung hăng, mặc cảm, tự ti v ...
Tâm lý qua các lứa tuổi
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 532.21 KB
Lượt xem: 3
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tâm lý qua các lứa tuổi Rối nhiễu tâm lý trong từng lứa tuổi Đặc điểm tâm lý Phát triển tâm sinh lý Chức năng tâm lýTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình tâm lý học quản lí p7
35 trang 99 0 0 -
Bài giảng Tâm lý học trong điều trị
36 trang 32 0 0 -
Giáo trình tâm lý học quản lí p8
35 trang 32 0 0 -
Giáo trình tâm lý học quản lí p10
33 trang 28 0 0 -
Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học phổ thông
57 trang 27 0 0 -
Báo cáo Trí sáng tạo của trẻ em Việt nam
8 trang 27 0 0 -
25 trang 26 0 0
-
Về khái niệm tính cộng đồng và tính cá nhân - Lê Văn Hảo
7 trang 26 0 0 -
Sự phát triển tâm lý con người với các yếu tố sinh học và yếu tố tâm lý xã hội: Phần 2
141 trang 24 0 0 -
Giáo trình tâm lý học quản lí p4
35 trang 24 0 0