
Tầm nhìn 2030 cho mỹ thuật Việt Nam: 19 năm nữa ai người cười ta?
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 377.97 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bà Nguyễn Hải Yến 21. 11. 2011 có lẽ là một ngày đáng nhớ với người yêu mỹ thuật như tôi, vì tôi được có mặt trong một chương trình rất quan trọng cho mỹ thuật Việt Nam: Hội thảo về “thực trạng mỹ thuật Việt Nam và mục tiêu quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (nguyên văn). Hội thảo do Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh và Triển lãm của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tổ chức, đây cũng là cơ quan chủ trì soạn thảo Quy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tầm nhìn 2030 cho mỹ thuật Việt Nam: 19 năm nữa ai người cười ta? Tầm nhìn 2030 cho mỹ thuật Việt Nam: 19 năm nữa ai người cười ta? Bà Nguyễn Hải Yến 21. 11. 2011 có lẽ là một ngày đáng nhớ với người yêu mỹ thuật như tôi, vì tôi được có mặt trong một chương trình rất quan trọng cho mỹ thuật Việt Nam: Hội thảo về “thực trạng mỹ thuật Việt Nam và mục tiêu quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (nguyên văn). Hội thảo do Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh và Triển lãm của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tổ chức, đây cũng là cơ quan chủ trì soạn thảo Quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020. Mục đích của hội thảo (theo báo cáo đề dẫn của ông Cục trưởng Vi Kiến Thành): để nghe các ý kiến tham luận, thảo luận của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các nghệ sĩ về định hướng và Quy hoạch phát triển của ngành mỹ thuật trong những năm tới, hướng tới 5 mục tiêu của ngành là: Có nhiều tác phẩm, công trình mỹ thuật phục vụ đời sống nhân dân, - nâng cao mức hưởng thụ về mỹ thuật cho nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bảo tồn, gìn giữ và phát triển mỹ thuật truyền thống, - Đào tạo và bồi dưỡng tài năng mỹ thuật, - - Giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực mỹ thuật, Xây dựng thị trường mỹ thuật trong nước phát triển bền vững. - Hội thảo còn khá vắng người. Theo lịch của BTC, hội thảo bắt đầu từ 8h30. Nhưng lúc đó vẫn khá vắng, chỉ chừng mươi người. Khoảng 15 phút sau, hội thảo đông hơn chút, ông Vi Kiến Thành lên mở đầu chương trình với một tâm sự chân thành, đại ý: cơ quan của ông mời rất nhiều bên có liên quan và cùng trong Bộ VHTTDL tham dự hội thảo như Cục hợp tác quốc tế, Vụ đào tạo, Vụ tổ chức, Đại học Mỹ thuật Việt Nam… nhưng đến giờ này, gọi điện thoại, đại diện “các bên” vẫn bảo đang trên đường đến nhưng cũng đang bị tắc đường (?!). Điều này vừa phản ánh một thực tế là Hà Nội tắc đường nhiều vừa cho thấy một thực tế khác liên quan là “chúng ta đang làm một việc cần thiết, quan trọng (ý nói việc soạn thảo Quy hoạch) nhưng cũng bị coi là phù phiếm, không biết có thực tiễn gì không. Thực tế cần quy hoạch nhưng từ quy hoạch trên giấy đến thực hiện quy hoạch lại là cả một quá trình dài… cho nên bản thân người trong cuộc cũng cảm thấy băn khoăn” … Ông Vi Kiến Thành lý giải một cách tế nhị cho sự vắng mặt của đại diện nhiều bên liên quan trong Hội thảo này… Sau đó ông đọc bản đề dẫn với nội dung chính mà tôi đã trích dẫn phía trên. Ông Nguyễn Phú Cường Tiếp theo, ông Nguyễn Phú Cường – Cục phó – lên đọc Quyết định phê duyệt Đề cương bản Quy hoạch, do Thứ trưởng Lê Tiến Thọ ký ngày 4. 8. 2010. Trước khi đọc, ông cũng tiếp lời ông Cục trưởng, nói về sự khó khăn trong việc mời các chuyên gia viết bản Quy hoạch, đại ý: cán bộ của Cục thì “năng lực có hạn”, các chuyên gia thì người bận, người ngại… nên nói chung là việc viết Quy hoạch rất khó triển khai mặc dù đã được phê duyệt đề cương. Theo đề cương, nội dung Quy hoạch có 3 chương. Chương I là Thực trạng ngành và Dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành đến năm 2020 và những năm tiếp theo; chương II là Quan điểm và mục tiêu phát triển của ngành; chương III là các giải pháp thực hiện… Ông Trần Khánh Chương Người thứ ba lên phát biểu là ông Trần Khánh Chương, chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông là người soạn thảo Chương I của Quy hoạch. Trong phần thực trạng, ông điểm qua rất nhiều khía cạnh của hoạt động mỹ thuật Việt Nam từ năm 1975 đến nay, rất nhiều con số thống kê được đưa ra như số lượng triển lãm, các loại giải thưởng, số lượng hội viên, số lượng sinh viên học mỹ thuật. Ông so sánh rất hay: thời Mỹ thuật Đông dương, mỗi năm, cả nước chỉ có chừng 10 sinh viên mỹ thuật tốt nghiệp, nay, con số đó lên đến hàng nghìn (?!) cho thấy lực lượng của ngành thật đông đảo. Nhân nói đến thực trạng tượng đài, ông nói: Báo chí cứ bảo nào là “nhà nhà làm tượng đài”, người người làm tượng đài”, cả nước có hàng nghìn tượng đài… nhưng sau đề nghị của ông về một đợt tổng kiểm kê số lượng tượng đài, cách đây 3 năm, chúng ta “chỉ có 360 cái, lấy đâu ra hàng nghìn?!” Ông cũng nhân tiện khẳng định, báo chí cứ bảo làm tượng đài A, B tốn hàng trăm tỉ nhưng xin thưa, tiền đó còn dành cho làm đường, quy hoạch không gian này kia chứ tiền cho tác phẩm chỉ chưa đến 10%, thế cho nên phải đi gặp gỡ, trò chuyện với nghệ sĩ như ông mới biết được là làm tượng đài không nhiều tiền như khi chỉ nhìn vào các con số… Ông Lê Quốc Bảo Sau tiệc nhẹ, một số đại biểu được mời lên góp ý. Đầu tiên là nhà phê bình Lê Quốc Bảo. Ông nói rất hăng say, có lúc không kiềm chế được bức xúc, ông nói cả từ “đếch”, hội trường cười vang… Ông đưa ra hai góp ý: thứ nhất, đặc thù của ngành, từ sáng tác đến công bố và tiêu thụ tác phẩm, đều là từ cá nhân, do đó phải xác định xem cái Quy hoạch này có tác động như thế nào tới cá nhân người sáng tác; thứ hai, cần phải có định mức thời gian cho các hoạt động được đề ra trong Quy hoạ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tầm nhìn 2030 cho mỹ thuật Việt Nam: 19 năm nữa ai người cười ta? Tầm nhìn 2030 cho mỹ thuật Việt Nam: 19 năm nữa ai người cười ta? Bà Nguyễn Hải Yến 21. 11. 2011 có lẽ là một ngày đáng nhớ với người yêu mỹ thuật như tôi, vì tôi được có mặt trong một chương trình rất quan trọng cho mỹ thuật Việt Nam: Hội thảo về “thực trạng mỹ thuật Việt Nam và mục tiêu quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (nguyên văn). Hội thảo do Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh và Triển lãm của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tổ chức, đây cũng là cơ quan chủ trì soạn thảo Quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020. Mục đích của hội thảo (theo báo cáo đề dẫn của ông Cục trưởng Vi Kiến Thành): để nghe các ý kiến tham luận, thảo luận của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các nghệ sĩ về định hướng và Quy hoạch phát triển của ngành mỹ thuật trong những năm tới, hướng tới 5 mục tiêu của ngành là: Có nhiều tác phẩm, công trình mỹ thuật phục vụ đời sống nhân dân, - nâng cao mức hưởng thụ về mỹ thuật cho nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bảo tồn, gìn giữ và phát triển mỹ thuật truyền thống, - Đào tạo và bồi dưỡng tài năng mỹ thuật, - - Giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực mỹ thuật, Xây dựng thị trường mỹ thuật trong nước phát triển bền vững. - Hội thảo còn khá vắng người. Theo lịch của BTC, hội thảo bắt đầu từ 8h30. Nhưng lúc đó vẫn khá vắng, chỉ chừng mươi người. Khoảng 15 phút sau, hội thảo đông hơn chút, ông Vi Kiến Thành lên mở đầu chương trình với một tâm sự chân thành, đại ý: cơ quan của ông mời rất nhiều bên có liên quan và cùng trong Bộ VHTTDL tham dự hội thảo như Cục hợp tác quốc tế, Vụ đào tạo, Vụ tổ chức, Đại học Mỹ thuật Việt Nam… nhưng đến giờ này, gọi điện thoại, đại diện “các bên” vẫn bảo đang trên đường đến nhưng cũng đang bị tắc đường (?!). Điều này vừa phản ánh một thực tế là Hà Nội tắc đường nhiều vừa cho thấy một thực tế khác liên quan là “chúng ta đang làm một việc cần thiết, quan trọng (ý nói việc soạn thảo Quy hoạch) nhưng cũng bị coi là phù phiếm, không biết có thực tiễn gì không. Thực tế cần quy hoạch nhưng từ quy hoạch trên giấy đến thực hiện quy hoạch lại là cả một quá trình dài… cho nên bản thân người trong cuộc cũng cảm thấy băn khoăn” … Ông Vi Kiến Thành lý giải một cách tế nhị cho sự vắng mặt của đại diện nhiều bên liên quan trong Hội thảo này… Sau đó ông đọc bản đề dẫn với nội dung chính mà tôi đã trích dẫn phía trên. Ông Nguyễn Phú Cường Tiếp theo, ông Nguyễn Phú Cường – Cục phó – lên đọc Quyết định phê duyệt Đề cương bản Quy hoạch, do Thứ trưởng Lê Tiến Thọ ký ngày 4. 8. 2010. Trước khi đọc, ông cũng tiếp lời ông Cục trưởng, nói về sự khó khăn trong việc mời các chuyên gia viết bản Quy hoạch, đại ý: cán bộ của Cục thì “năng lực có hạn”, các chuyên gia thì người bận, người ngại… nên nói chung là việc viết Quy hoạch rất khó triển khai mặc dù đã được phê duyệt đề cương. Theo đề cương, nội dung Quy hoạch có 3 chương. Chương I là Thực trạng ngành và Dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành đến năm 2020 và những năm tiếp theo; chương II là Quan điểm và mục tiêu phát triển của ngành; chương III là các giải pháp thực hiện… Ông Trần Khánh Chương Người thứ ba lên phát biểu là ông Trần Khánh Chương, chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông là người soạn thảo Chương I của Quy hoạch. Trong phần thực trạng, ông điểm qua rất nhiều khía cạnh của hoạt động mỹ thuật Việt Nam từ năm 1975 đến nay, rất nhiều con số thống kê được đưa ra như số lượng triển lãm, các loại giải thưởng, số lượng hội viên, số lượng sinh viên học mỹ thuật. Ông so sánh rất hay: thời Mỹ thuật Đông dương, mỗi năm, cả nước chỉ có chừng 10 sinh viên mỹ thuật tốt nghiệp, nay, con số đó lên đến hàng nghìn (?!) cho thấy lực lượng của ngành thật đông đảo. Nhân nói đến thực trạng tượng đài, ông nói: Báo chí cứ bảo nào là “nhà nhà làm tượng đài”, người người làm tượng đài”, cả nước có hàng nghìn tượng đài… nhưng sau đề nghị của ông về một đợt tổng kiểm kê số lượng tượng đài, cách đây 3 năm, chúng ta “chỉ có 360 cái, lấy đâu ra hàng nghìn?!” Ông cũng nhân tiện khẳng định, báo chí cứ bảo làm tượng đài A, B tốn hàng trăm tỉ nhưng xin thưa, tiền đó còn dành cho làm đường, quy hoạch không gian này kia chứ tiền cho tác phẩm chỉ chưa đến 10%, thế cho nên phải đi gặp gỡ, trò chuyện với nghệ sĩ như ông mới biết được là làm tượng đài không nhiều tiền như khi chỉ nhìn vào các con số… Ông Lê Quốc Bảo Sau tiệc nhẹ, một số đại biểu được mời lên góp ý. Đầu tiên là nhà phê bình Lê Quốc Bảo. Ông nói rất hăng say, có lúc không kiềm chế được bức xúc, ông nói cả từ “đếch”, hội trường cười vang… Ông đưa ra hai góp ý: thứ nhất, đặc thù của ngành, từ sáng tác đến công bố và tiêu thụ tác phẩm, đều là từ cá nhân, do đó phải xác định xem cái Quy hoạch này có tác động như thế nào tới cá nhân người sáng tác; thứ hai, cần phải có định mức thời gian cho các hoạt động được đề ra trong Quy hoạ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
mỹ thuật Việt Nam trường phái nghệ thuật xu hướng mỹ thuật nghệ sĩ nổi tưởng triển lãm nghệ thuật mỹ thuật hiện đại trào lưu nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 175 0 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 173 4 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1: Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm
46 trang 62 1 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
8 trang 51 0 0
-
Design trong thiết kế Mỹ thuật vì cuộc sống
9 trang 50 0 0 -
5 trang 48 0 0
-
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM
8 trang 46 0 0 -
20 trang 45 0 0
-
4 trang 44 0 0
-
Tìm hiểu về Tranh dân gian Việt Nam: Phần 2
14 trang 44 0 0 -
Đẹp ngỡ ngàng vườn tượng Phật trên đất nước Lào
8 trang 43 0 0 -
6 trang 42 0 0