Danh mục tài liệu

Tam Quốc - văn bản tác phẩm và lịch sử sáng tác

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 287.33 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tam Quốc (chỉ chung các bản khắc in các văn bản có tính cách truyện kể liên quan đến thời đại Tam Quốc) là một dẫn chứng cho mối tương tác hết sức phức tạp giữa chính sử, dã sử, văn học viết hư cấu, văn chương dân gian và sinh hoạt văn hoá bình dân diễn ra trong một truyền thống văn hoá lớn - truyền thống Trung Hoa kéo dài qua bao thời đại. T
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tam Quốc - văn bản tác phẩm và lịch sử sáng tácTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019 23 TAM QUỐC - VĂN BẢN TÁC PHẨM VÀ LỊCH SỬ SÁNG TÁC Lê Thời Tân Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Tam Quốc (chỉ chung các bản khắc in các văn bản có tính cách truyện kể liên quan đến thời đại Tam Quốc) là một dẫn chứng cho mối tương tác hết sức phức tạp giữa chính sử, dã sử, văn học viết hư cấu, văn chương dân gian và sinh hoạt văn hoá bình dân diễn ra trong một truyền thống văn hoá lớn - truyền thống Trung Hoa kéo dài qua bao thời đại. Tập đại thành của cuộc tương tác đó chính là Tam Quốc chí diễn nghĩa. Lược sử các sáng tác tự sự về đề tài Tam Quốc chỉ có thể được viết tốt hơn khi ta hình dung toàn bộ các sáng tác đó như là một đại tự sự liên loại thể. Từ khóa: Văn bản truyện kể, thời Tam Quốc, đề tài Tam Quốc, Tam Quốc diễn nghĩa, liên văn bản. Nhận bài ngày 11.1.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.2.2019 Liên hệ tác giả: Lê Thời Tân; Email: lttan@hnmu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tam Quốc - từ này dùng trong tiếng Việt khi chỉ tên một bộ sách thường được hiểunhư là một cách gọi vắn tắt tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc chí diễn nghĩa. Thế nhưngtrong tiếng Trung nó dường như lại là một cách dùng để chỉ chung các bản khắc in các bộsách có tính cách truyện kể mà đầu đề chí ít có từ “Tam Quốc”. Trong bài viết này chúngtôi cố gắng thực hiện một sự miêu tả tập trung các văn bản góp phần vào sự định hình saucùng bộ tiểu thuyết danh tiếng này. Công việc miêu ta này cũng là để tạo tiền đề cho việctái dựng lại quá trình mà bài viết gọi là một “lược sử sáng tác Tam Quốc”.2. NỘI DUNG2.1. Các văn bản Tam Quốc Các học giả Trung Quốc đi đầu trong việc sưu tầm các bản khắc in Tam Quốc khácnhau gọi là cựu bản như Mã Liêm, Trịnh Chấn Đạc và Tôn Khải đã lần lượt phát hiện đượcGia Tĩnh Nhâm Ngọ bản, Lí Trác Ngô bình bản, Lí Lạp Ông bình bản và rất nhiều bảnkhắc in dưới thời Minh Vạn Lịch. Năm 1929, Mã Liêm công bố Điều tra tình hình các bản24 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIin Tam Quốc diễn nghĩa đời cổ [1]. Điều tra cho biết không kể Tam Quốc chí diễn nghĩabản của cha con Mao Luân - Mao Tôn Cương in nhiều lần từ Minh cho đến Thanh, còn có16 loại văn bản Tam Quốc khác nhau chủ yếu khắc in dưới Minh. Cho đến lúc xuất bảnTrung Quốc thông tục tiểu thuyết thư mục (1933), Tôn Khải đã nâng con số đó lên tới 23loại. Con số đó đương nhiên còn phải thay đổi. Năm 1941, Đới Vọng Thư phát hiện thưviện một tu viện ở Tây Ban Nha có tàng bản in Tam Quốc đời Gia Tĩnh nhan đề Tân sanán Giám hán phổ Tam Quốc chí truyện hội tượng túc bản đại toàn (Thư lâm Diệp PhùngXuân khắc in). Cho đến nay, thông kê các bản Tam Quốc khắc in dưới thời Minh đã lên tới30 loại. Trong đó bản khắc in năm Nhâm Ngọ đời Minh Gia Tĩnh nhan đề Tam Quốc chíthông tục diễn nghĩa được xem là bản khắc in cổ nhất hiện tồn. Bản này thường được xemlà gần nhất với nguyên tác của La Quán Trung, hoặc có thể chính là nguyên tác của LaQuán Trung. Thế nhưng người ta cũng phát hiện thấy trong số rất nhiều bản Tam Quốckhắc in trong thời gian từ đời Gia Tĩnh cho đến đời Thiên Khải có nhiều bản nhan đề TamQuốc chí truyện bên cạnh các bản nhan đề Tam Quốc chí diễn nghĩa. Như vậy cho đến naycó thể xếp các bản Tam Quốc vào ba hệ thống: 1- “Tam Quốc thông tục diễn nghĩa”, 2-“Tam Quốc chí truyện” và 3- “Tam Quốc chí diễn nghĩa”. Bản Nhâm Ngọ Gia Tĩnh chẳnghạn, thuộc hệ thống 1; Tam Quốc chí (in trong Anh hùng phổ đời Minh Sùng Trinh) chẳnghạn, thuộc vào hệ thống 2; Bản Mao Tôn Cương thuộc hệ thống 3. Vấn đề là các hệ thống đó quan hệ ra sao về mặt thời gian. Nói đơn giản, chẳng hạnbản Nhâm Ngọ Gia Tĩnh có trước, gần hơn với nguyên bản La Quán Trung hay các bảntrong hệ thống 2 Tam Quốc chí truyện có trước và gần hơn với nguyên tác của La QuánTrung? Người thì cho rằng Tam Quốc chí truyện xuất hiện trước bản Gia Tĩnh Tam Quốcchí thông tục diễn nghĩa, gần nhất với nguyên tác của La Quán Trung. Và đó cũng chính làcái mà Mao Tôn Cương gọi là “cổ bản” - bản mà ông nói bản thân ông đã dựa vào đó đểhiệu đính Tam Quốc, phân biệt với “tục bản” lưu hành đương thời có nhiều chỗ sai lầm(xem Tam Quốc chí diễn nghĩa phàm lệ - lời giới thiệu của Mao bản). Người thì giữ quanđiểm Gia Tĩnh bản xuất hiện trước các bản gọi là chí truyện và gần hơn với nguyên tác LaQuán Trung. Đây chính là quan điểm phổ biến trong suốt thế kỉ XX (từ Lỗ Tấn, TrịnhChấn Đạc, Tôn Khải đầu thế kỉ cho đến Lưu Thế Đức những năm 1995 [2]). Quan điểmthứ ba cho rằng cả Gia Tĩnh bản và các bản Tam Quốc chí truyện đều cùng phái sinh từnguồn chung nguyên tác La Quán Trung, tồn tại song song giữ “quan hệ chị em” chứkhông phải là “quan hệ m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: