Danh mục tài liệu

Tăng cường các bài toán có nội dung thực tiễn trong dạy học đại số tuyến tính ở trường cao đẳng sư phạm

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.83 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này, trình bày việc xây dựng một số bài toán có nội dung thực tiễn để dạy học trong giai đoạn xây dựng lí thuyết và củng cố bài học của học phần Đại số tuyến tính. Ngoài ra, chúng tôi còn giới thiệu cho sinh viên bài toán thực tế được xây dựng theo quan điểm liên môn nhằm tạo hứng thú trong học tập và chuẩn bị tiềm năng dạy học vận dụng Toán học vào thực tiễn cho sinh viên ngành Toán ở THCS sau nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường các bài toán có nội dung thực tiễn trong dạy học đại số tuyến tính ở trường cao đẳng sư phạm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp. 61-67 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TĂNG CƯỜNG CÁC BÀI TOÁN CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM Phan Văn Lý Khoa Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước Tóm tắt. Hiện nay, chương trình đào tạo giáo viên (GV) Toán Trung học cơ sở (THCS) đã đảm bảo mục tiêu đặt ra của từng học phần. Tuy nhiên, so với xu hướng dạy học môn Toán hiện nay trên thế giới và khu vực, chẳng hạn theo hướng đánh giá học sinh toàn cầu (PISA) là vận dụng Toán học vào thực tiễn thì chương trình đào tạo GV Toán THCS lại thiếu. Vì vậy việc dạy học Toán ở trường Cao đẳng Sư phạm theo hướng vận dụng Toán học vào thực tiễn là cần thiết và cấp bách. Bài báo này, trình bày việc xây dựng một số bài toán có nội dung thực tiễn để dạy học trong giai đoạn xây dựng lí thuyết và củng cố bài học của học phần Đại số tuyến tính. Ngoài ra, chúng tôi còn giới thiệu cho sinh viên bài toán thực tế được xây dựng theo quan điểm liên môn nhằm tạo hứng thú trong học tập và chuẩn bị tiềm năng dạy học vận dụng Toán học vào thực tiễn cho sinh viên ngành Toán ở THCS sau nay. Từ khóa: Bài toán thực tiễn, đại số tuyến tính.1. Mở đầu Trong đời sống xã hội, toán học chiếm một vị trí quan trọng do sự phát triển mạnh mẽ vàkhả năng ứng dụng vô tận của nó. Nâng cao năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinhlà một trong những mục tiêu cơ bản của việc dạy học toán ở THCS. Nét nổi bật của dạy học Toán ở bậc phổ thông ngày nay là chú trọng phát triển tư duy, coitrọng tính hệ thống của tri thức và gắn chặt tri thức truyền thụ với đời sống thực tiễn. Điều khẳngđịnh của các tác giả R.Courant; H.Robbins: “Việc thiết lập lại mối liên hệ giữa tri thức thuần túyvà tri thức ứng dụng, sự cân bằng lành mạnh giữa tính khái quát trừu tượng và tính cụ thể phongphú là nhiệm vụ của Toán học trong một tương lai gần” [1], đang trở thành hiện thực. Ở nước ta,nguyên tắc xây dựng chương trình của môn Toán ở THCS phải đảm bảo các mục tiêu: - Tính chỉnh thể của chương trình môn Toán trong nhà trường phổ thông, chương trình ToánTHCS phải được xây dựng cùng với chương trình Toán tiểu học và chương trình Toán THPT theomột hệ thống quan điểm chỉ đạo chung, đảm bảo tính hệ thống giữa các lớp trong toàn cấp THCS. - Không quá coi trọng tính cấu trúc, tính chính xác của hệ thống kiến thức toán học trongchương trình, hạn chế đưa vào chương trình những kết quả có ý nghĩa lí thuyết thuần túy và cácphép chứng minh dài dòng, phức tạp không phù hợp với đại đa số học sinh. Tăng tính thực tiễn vàtính sư phạm, tạo điều kiện để học sinh được luyện tập, thực hành, rèn luyện kĩ năng tính toán vàvận dụng các kiến thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác [5].Liên hệ: Phan Văn Lý, e-mail: pvly74@yahoo.com.vn. 61 Phan Văn Lý Trong những năm đầu của thế kỉ 21, các nước trong tổ chức OECD (Organisation forEconomic Cooperation and Development: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) đã đưa ra chươngtrình đánh giá quốc tế PISA (Programme for International Student Assessment) cho HS phổ thôngở lứa tuổi 15. Phạm vi đánh giá năng lực học sinh của PISA có liên quan đến khả năng phân tích,suy luận kết nối ý tưởng một cách có hiệu quả khi họ đặt câu hỏi, lập công thức, giải quyết vấn đềtrong các tình huống. Đánh giá của PISA tập trung vào vấn đề thực tế, chuyển những tình huốngdạng này về vấn đề điển hình có thể gặp phải trong lớp học. Chẳng hạn, khi mua bán, tham giagiao thông, khi giải quyết những công việc liên quan đến chính trị, xã hội,. . . mà ở đó trình độToán học nhất định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề [6]. Theo tác giả của [4] cho rằng: Ngày nay, trong bối cảnh kinh tế hội nhập và cạnh tranh toàncầu, nâng cao và bảo đảm chất lượng giáo dục là một trong những yêu cầu mà một đất nước cầnphải quan tâm. Các chương trình đánh giá học sinh quốc tế phần lớn không chỉ đơn thuần là sựxếp hạng mà nó còn nêu ra được những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống giáo dục của cácquốc gia tham gia khảo sát để không ngừng cải thiện chất lượng giáo dục. Hiểu biết toán được xácđịnh như là năng lực của học sinh để xác định và hiểu vai trò của toán học trong cuộc sống, đểđưa ra những phán xét có cơ sở, để sử dụng và gắn kết với Toán học theo các cách đáp ứng nhucầu của cuộc sống. Đánh giá Toán PISA mong muốn tìm kiếm học sinh tuổi 15 cần có những hiểubiết Toán học nào để chuẩn bị cho cuộc sống trưởng thà ...

Tài liệu có liên quan: