Tăng cường trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 358.52 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dân chủ, hiện đại, minh bạch, trách nhiệm giải trình và liêm chính luôn là những giá trị cơ bản của các nền công vụ phát triển trên thế giới. Quá trình thiết lập các giá trị này luôn vấp phải một thử thách lớn đó là vấn nạn tham nhũng. Vì vậy, việc thiết lập các giá trị này luôn được coi là ưu tiên hàng đầu và coi trách nhiệm giải trình như một trong những giải pháp quan trọng để phòng ngừa tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG THỰC THI CÔNG VỤ NHẰM PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG TS NGUYỄN QUỐC HIỆP Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Dân chủ, hiện đại, minh bạch, trách nhiệm giải trình và liêm chính luôn là những giá trị cơ bản của các nền công vụ phát triển trên thế giới. Quá trình thiết lập các giá trị này luôn vấp phải một thử thách lớn đó là vấn nạn tham nhũng. Vì vậy, việc thiết lập các giá trị này luôn được coi là ưu tiên hàng đầu và coi trách nhiệm giải trình như một trong những giải pháp quan trọng để phòng ngừa tham nhũng ở nước ta hiện nay. Trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ Trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ là việc cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức, người có thẩm quyền làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước chủ động hoặc theo yêu cầu thực hiện cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về quyền, nghĩa vụ, quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm đối với kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ đó trước người dân, xã hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ cần được thực thi bởi các yêu cầu cấp bách của cuộc sống. Thứ nhất, nhân dân được xem là chủ thể của quyền lực nhà nước, bộ máy nhà nước được nhân dân ủy quyền, được phân cấp và phân quyền thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo ý chí của nhân dân; nhà nước và bộ máy 174 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 nhà nước là người đại diện ở những cấp độ khác nhau, chịu trách nhiệm trước toàn thể nhân dân. Do đó, nguyên tắc chịu trách nhiệm trong quan hệ đại diện cần phải được xác lập trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đó là lý do đầu tiên giải thích vì sao phải thực hiện trách nhiệm giải trình. Thứ hai, phát triển kinh tế cần tới một nhà nước hoạt động hiệu quả, minh bạch, liêm chính và trách nhiệm. Do đó, việc thiết lập trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức và bộ máy công vụ vừa là điều kiện, vừa là sự bảo đảm cho các chính sách kinh tế - xã hội được thực thi. Thiếu điều kiện đó, khó có thể tạo dựng được môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ người dân trong nước khởi nghiệp, thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, trách nhiệm giải trình xuất hiện và ngày càng được thảo luận rộng rãi về chức năng của nhà nước, nhằm xây dựng một nhà nước tinh gọn và can thiệp hiệu quả khi cần thiết. Nhiều chức năng của nhà nước đã và đang được chuyển dần sang cho khu vực kinh tế thị trường và xã hội; theo đó, từ một nhà nước đặt trọng tâm vào cai trị và kiểm soát, có thiên hướng chuyển đổi thành nhà nước tổ chức, kiến tạo, thúc đẩy tăng trưởng và phân bổ phúc lợi một cách hài hòa. Thứ ba, xuất phát từ chính yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Trên bình diện quốc tế, trách nhiệm giải trình có nhiều ý nghĩa to lớn trong lĩnh vực phòng ngừa tham nhũng. Nhiều nước trên thế giới coi đây là một trong những giải pháp chủ yếu để phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Đấu tranh chống tham nhũng là cuộc đấu tranh đầy khó khăn và thách thức đối với mọi quốc gia trên thế giới. Tham nhũng để lại những hậu quả nặng nề không thể phủ nhận. Nhiều biện pháp đấu tranh phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng đã được tổng kết từ thực tiễn và được nghiên cứu, áp dụng. Theo kết quả nghiên cứu được cộng đồng quốc tế công nhận, tham nhũng được hình thành theo công thức: Tham nhũng = độc quyền + bưng bít thông tin - trách nhiệm giải trình. Như vậy, giảm độc quyền, bưng bít thông tin và tăng trách nhiệm giải trình chính là chìa khóa để phòng ngừa tham nhũng đạt hiệu quả. 175 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 Trách nhiệm giải trình được phân loại: - Trách nhiệm giải trình nội bộ của cá nhân/tổ chức đối với cấp trên trong hệ thống hành chính công (trách nhiệm giải trình hướng lên trên, còn gọi là trách nhiệm giải trình theo chiều dọc) và trách nhiệm giải trình hướng ra bên ngoài (còn gọi là trách nhiệm giải trình theo chiều ngang, với các bên liên quan, trong và ngoài hệ thống hành chính công, ví dụ, với các cơ quan có chức năng thanh tra công vụ, kiểm toán, với các cơ quan giám sát của cơ quan dân cử và giám sát xã hội). - Phổ quát nhất, có thể xem xét trách nhiệm giải trình từ 3 góc độ: Trách nhiệm giải trình về chính trị, trách nhiệm giải trình về hành chính công, và trách nhiệm giải trình với xã hội(1). Tương ứng với mỗi góc độ này sẽ là các nội dung, hình thức, yêu cầu và hình thức xử lý trách nhiệm khác nhau. Trách nhiệm giải trình về chính trị là sự tuân thủ đường lối và các chính sách của chính phủ hoặc đảng cầm quyền. Các cơ chế đánh giá trách nhiệm giải trình về chính trị được thiết lập qua giám sát nội bộ, giám sát theo hàng ngang, giám sát của cơ quan dân cử. Hậu quả hoặc chế tài là sự ủng hộ hoặc phản đối về chính trị, cụ thể là quan chức hành pháp và công chức không giữ chức vụ trong nền hành pháp công vụ, nếu không tuân thủ chính sách của chính phủ, có thể vi phạm đạo đức công chức, được đánh giá thấp hoặc bị phản đối về chính trị, không có cơ hội thăng tiến, có thể dẫn tới từ chức, thậm chí có nguy cơ bị sa thải. Trách nhiệm giải trình về hành chính công nhấn mạnh tới mức độ tuân thủ chuẩn mực và quy trình trong nội bộ nền hành chính. Trách nhiệm giải trình về mặt này đôi khi được phân loại thành trách nhiệm theo hàng dọc (giữa cá nhân, tổ chức cấp dưới với cấp trên) và hàng ngang (giữa cá nhân, tổ chức với các cá nhân, tổ chức khác có chức năng thanh tra, giám sát), trách nhiệm hành chính (thăng, giáng chức vụ, kỷ luật, di chuyển nhiệm sở) hoặc trách nhi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG THỰC THI CÔNG VỤ NHẰM PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG TS NGUYỄN QUỐC HIỆP Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Dân chủ, hiện đại, minh bạch, trách nhiệm giải trình và liêm chính luôn là những giá trị cơ bản của các nền công vụ phát triển trên thế giới. Quá trình thiết lập các giá trị này luôn vấp phải một thử thách lớn đó là vấn nạn tham nhũng. Vì vậy, việc thiết lập các giá trị này luôn được coi là ưu tiên hàng đầu và coi trách nhiệm giải trình như một trong những giải pháp quan trọng để phòng ngừa tham nhũng ở nước ta hiện nay. Trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ Trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ là việc cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức, người có thẩm quyền làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước chủ động hoặc theo yêu cầu thực hiện cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về quyền, nghĩa vụ, quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm đối với kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ đó trước người dân, xã hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ cần được thực thi bởi các yêu cầu cấp bách của cuộc sống. Thứ nhất, nhân dân được xem là chủ thể của quyền lực nhà nước, bộ máy nhà nước được nhân dân ủy quyền, được phân cấp và phân quyền thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo ý chí của nhân dân; nhà nước và bộ máy 174 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 nhà nước là người đại diện ở những cấp độ khác nhau, chịu trách nhiệm trước toàn thể nhân dân. Do đó, nguyên tắc chịu trách nhiệm trong quan hệ đại diện cần phải được xác lập trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đó là lý do đầu tiên giải thích vì sao phải thực hiện trách nhiệm giải trình. Thứ hai, phát triển kinh tế cần tới một nhà nước hoạt động hiệu quả, minh bạch, liêm chính và trách nhiệm. Do đó, việc thiết lập trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức và bộ máy công vụ vừa là điều kiện, vừa là sự bảo đảm cho các chính sách kinh tế - xã hội được thực thi. Thiếu điều kiện đó, khó có thể tạo dựng được môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ người dân trong nước khởi nghiệp, thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, trách nhiệm giải trình xuất hiện và ngày càng được thảo luận rộng rãi về chức năng của nhà nước, nhằm xây dựng một nhà nước tinh gọn và can thiệp hiệu quả khi cần thiết. Nhiều chức năng của nhà nước đã và đang được chuyển dần sang cho khu vực kinh tế thị trường và xã hội; theo đó, từ một nhà nước đặt trọng tâm vào cai trị và kiểm soát, có thiên hướng chuyển đổi thành nhà nước tổ chức, kiến tạo, thúc đẩy tăng trưởng và phân bổ phúc lợi một cách hài hòa. Thứ ba, xuất phát từ chính yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Trên bình diện quốc tế, trách nhiệm giải trình có nhiều ý nghĩa to lớn trong lĩnh vực phòng ngừa tham nhũng. Nhiều nước trên thế giới coi đây là một trong những giải pháp chủ yếu để phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Đấu tranh chống tham nhũng là cuộc đấu tranh đầy khó khăn và thách thức đối với mọi quốc gia trên thế giới. Tham nhũng để lại những hậu quả nặng nề không thể phủ nhận. Nhiều biện pháp đấu tranh phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng đã được tổng kết từ thực tiễn và được nghiên cứu, áp dụng. Theo kết quả nghiên cứu được cộng đồng quốc tế công nhận, tham nhũng được hình thành theo công thức: Tham nhũng = độc quyền + bưng bít thông tin - trách nhiệm giải trình. Như vậy, giảm độc quyền, bưng bít thông tin và tăng trách nhiệm giải trình chính là chìa khóa để phòng ngừa tham nhũng đạt hiệu quả. 175 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 Trách nhiệm giải trình được phân loại: - Trách nhiệm giải trình nội bộ của cá nhân/tổ chức đối với cấp trên trong hệ thống hành chính công (trách nhiệm giải trình hướng lên trên, còn gọi là trách nhiệm giải trình theo chiều dọc) và trách nhiệm giải trình hướng ra bên ngoài (còn gọi là trách nhiệm giải trình theo chiều ngang, với các bên liên quan, trong và ngoài hệ thống hành chính công, ví dụ, với các cơ quan có chức năng thanh tra công vụ, kiểm toán, với các cơ quan giám sát của cơ quan dân cử và giám sát xã hội). - Phổ quát nhất, có thể xem xét trách nhiệm giải trình từ 3 góc độ: Trách nhiệm giải trình về chính trị, trách nhiệm giải trình về hành chính công, và trách nhiệm giải trình với xã hội(1). Tương ứng với mỗi góc độ này sẽ là các nội dung, hình thức, yêu cầu và hình thức xử lý trách nhiệm khác nhau. Trách nhiệm giải trình về chính trị là sự tuân thủ đường lối và các chính sách của chính phủ hoặc đảng cầm quyền. Các cơ chế đánh giá trách nhiệm giải trình về chính trị được thiết lập qua giám sát nội bộ, giám sát theo hàng ngang, giám sát của cơ quan dân cử. Hậu quả hoặc chế tài là sự ủng hộ hoặc phản đối về chính trị, cụ thể là quan chức hành pháp và công chức không giữ chức vụ trong nền hành pháp công vụ, nếu không tuân thủ chính sách của chính phủ, có thể vi phạm đạo đức công chức, được đánh giá thấp hoặc bị phản đối về chính trị, không có cơ hội thăng tiến, có thể dẫn tới từ chức, thậm chí có nguy cơ bị sa thải. Trách nhiệm giải trình về hành chính công nhấn mạnh tới mức độ tuân thủ chuẩn mực và quy trình trong nội bộ nền hành chính. Trách nhiệm giải trình về mặt này đôi khi được phân loại thành trách nhiệm theo hàng dọc (giữa cá nhân, tổ chức cấp dưới với cấp trên) và hàng ngang (giữa cá nhân, tổ chức với các cá nhân, tổ chức khác có chức năng thanh tra, giám sát), trách nhiệm hành chính (thăng, giáng chức vụ, kỷ luật, di chuyển nhiệm sở) hoặc trách nhi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tăng cường trách nhiệm giải trình Thực thi công vụ Phòng ngừa tham nhũng Quản lý nhà nước Chính sách phòng chống tham nhũngTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 427 2 0 -
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 409 0 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 343 0 0 -
Chống 'chạy chức, chạy quyền' - Một giải pháp chống tham nhũng trong công tác cán bộ
11 trang 330 0 0 -
2 trang 301 0 0
-
17 trang 283 0 0
-
197 trang 283 0 0
-
3 trang 281 6 0
-
42 trang 212 0 0
-
200 trang 200 0 0