Tăng trưởng kinh tế - Khái niệm và xu hướng
Số trang: 37
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.28 MB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tại sao một số nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, dân chúng có thu nhập bình quân tăng nhanh, trong khi những nền kinh tế khác tăng trưởng chậm hoặc chẳng tăng trưởng chút nào? Tại sao một số quốc gia Đông Á vươn lên từ nghèo đói đến tương đối thịnh vượng chỉ trong 30 năm, trong khi nhiều nước châu Phi vẫn đắm chìm trong đói nghèo thê thảm, gần như không có dấu hiệu phát triển và tăng trưởng bền vững?...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng trưởng kinh tế - Khái niệm và xu hướng Tăng trưởng kinh tếKhái niệm và xu hướngChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Ch. 3: Tăng trưởng kinh tế:Niên khoá 2008-2010 khái niệm và xu hướng Tăng trưởng kinh tế: Khái niệm và xu hướngTại sao lại có nước giàu và có nước nghèo? Tại sao một số nền kinh tế tăng trưởng nhanhchóng, dân chúng có thu nhập bình quân tăng nhanh, trong khi những nền kinh tế khác tăngtrưởng chậm hoặc chẳng tăng trưởng chút nào? Tại sao một số quốc gia Đông Á vươn lên từnghèo đói đến tương đối thịnh vượng chỉ trong 30 năm, trong khi nhiều nước châu Phi vẫnđắm chìm trong đói nghèo thê thảm, gần như không có dấu hiệu phát triển và tăng trưởng bềnvững? Đây chỉ là một vài câu hỏi trong những câu hỏi quan trọng nhất của môn kinh tế họcvà thật sự động chạm đến một số vấn nạn sâu sắc nhất mà xã hội loài người đang phải đốimặt.Như ta đã thấy trong chương trước, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và sự phân tán rộng vềthành quả kinh tế giữa các nước thật ra là một hiện tượng khá gần đây trong lịch sử thế giới.Cho đến khoảng 500 năm trước đây - một thời kỳ tương đối ngắn trong lịch sử loài người -hầu hết mọi người đều sống trong tình trạng mà ngày nay được coi là cảnh nghèo xơ xác. Nhàcửa nghèo nàn, nguồn cung lương thực biến động và phụ thuộc vào thời tiết, dinh duỡngkhông đầy đủ, bệnh tật tràn lan, chăm sóc y tế sơ sài, và tuổi thọ hiếm khi vượt quá 40 năm.Thậm chí cho đến 125 năm trước đây, phần lớn dân chúng sống trong những thành phố hiệnđại nhất thế giới, như New York, London, Paris, vẫn sống trong tình trạng cực kỳ khó khănvới thu nhập vô cùng còm cõi. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ hai mươi, các mức thu nhập trên thếgiới nói chung vừa cao hơn mà lại vừa chênh lệch nhiều hơn. Một số ít ỏi dân số thế giới đạtđược tăng trưởng thu nhập bền vững và tương đối nhanh trong vài thập niên qua và hiện đangtận hưởng cuộc sống với tuổi thọ cao hơn và mạnh khỏe hơn, trình độ học vấn cao hơn, vàmức sống cải thiện hơn. Những nước khác đạt được những thành tựu khiêm tốn hơn và hiệnđược xem là những nước thu nhập trung bình. Tuy nhiên, đại đa số dân số thế giới vẫn tiếptục sống trong đói nghèo; trong hầu hết các trường hợp tuy có khấm khá hơn cha ông họtrước đây nhưng vẫn tồn tại ở mức thu nhập và phúc lợi thấp hơn rất nhiều so với những quốcgia giàu nhất thế giới.Tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế, như ta đã thảo luận trongchương 2. Nhưng tăng trưởng kinh tế là trọng tâm của quá trình phát triển, và phát triển bềnvững cũng như xoá nghèo không thể diễn ra nếu không có tăng trưởng kinh tế. Hai chươngtiếp theo sẽ tìm hiểu khá chi tiết về bài toán tăng trưởng kinh tế và mức độ phân tán thu nhậpgiữa các nước. Mục tiêu của chúng ta là hiểu rõ hơn về quá trình tăng trưởng và phát triển củacác nền kinh tế, và những đặc điểm phân biệt các nền kinh tế tăng trưởng nhanh so với nhữngnền kinh tế tăng trưởng chậm. Chương này tìm hiểu số liệu thực nghiệm cơ bản về tăngtrưởng kinh tế, các khái niệm làm nền tảng cho các ý tưởng chỉ đạo về nguyên nhân tăngtrưởng, và một số xu hướng thay đổi cơ cấu kinh tế thường gắn liền với tăng trưởng. Chương4 mở rộng phân tích thông qua giới thiệu một số mô hình tăng trưởng kinh tế chính thức. Cácchương sau tìm hiểu một số bình diện khác của phát triển đã giới thiệu trước đây, bao gồmphân phối thu nhập, đói nghèo, và cải thiện y tế và giáo dục.Các xu hướng phân tán tăng trưởng kinh tế từ năm 1960Bắt đầu tìm hiểu sự khác biệt về tỷ lệ tăng trưởng, ta hãy xem xét Thái Lan và Zambia. Năm1960, thu nhập hàng năm của một người Thái bình quân và một người Zambia bình quân gầnnhư bằng nhau, vào khoảng 1.100 USD ở Thái Lan, và 1.200 USD ở Zambia tính theo USDngang bằng sức mua theo giá cố định năm 1996. Từ bấy giờ trở đi, Thái Lan đạt được tăngtrưởng kinh tế rất nhanh, khoảng 4,5 phần trăm một người một năm, cho nên thu nhập bìnhquân ở Thái Lan hiện là hơn 7.000 USD. Năm 2002, thu nhập của một người Thái bình quânD. Perkins et al. Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính; Trang NgânChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Ch. 3: Tăng trưởng kinh tế: khái niệm và xu hướngcao hơn sáu lần thu nhập của ông bà họ 40 năm trước tính theo giá trị thực. Vì thế, ngườiThái có thể tiêu dùng thực phẩm, nhà ở, quần áo, chăm sóc y tế, giáo dục, và hàng hoá tiêudùng nhiều hơn (và với chất lượng tốt hơn nhiều). Người Thái cũng khá giả hơn theo nhiềucách khác: tuổi thọ tăng từ 53 lên 69 năm, tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm từ 103 xuống 24 trênmột nghìn người (có nghĩa là cứ 1000 trẻ sơ sinh thì có thêm 79 em bé sống qua sinh nhật đầutiên củ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng trưởng kinh tế - Khái niệm và xu hướng Tăng trưởng kinh tếKhái niệm và xu hướngChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Ch. 3: Tăng trưởng kinh tế:Niên khoá 2008-2010 khái niệm và xu hướng Tăng trưởng kinh tế: Khái niệm và xu hướngTại sao lại có nước giàu và có nước nghèo? Tại sao một số nền kinh tế tăng trưởng nhanhchóng, dân chúng có thu nhập bình quân tăng nhanh, trong khi những nền kinh tế khác tăngtrưởng chậm hoặc chẳng tăng trưởng chút nào? Tại sao một số quốc gia Đông Á vươn lên từnghèo đói đến tương đối thịnh vượng chỉ trong 30 năm, trong khi nhiều nước châu Phi vẫnđắm chìm trong đói nghèo thê thảm, gần như không có dấu hiệu phát triển và tăng trưởng bềnvững? Đây chỉ là một vài câu hỏi trong những câu hỏi quan trọng nhất của môn kinh tế họcvà thật sự động chạm đến một số vấn nạn sâu sắc nhất mà xã hội loài người đang phải đốimặt.Như ta đã thấy trong chương trước, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và sự phân tán rộng vềthành quả kinh tế giữa các nước thật ra là một hiện tượng khá gần đây trong lịch sử thế giới.Cho đến khoảng 500 năm trước đây - một thời kỳ tương đối ngắn trong lịch sử loài người -hầu hết mọi người đều sống trong tình trạng mà ngày nay được coi là cảnh nghèo xơ xác. Nhàcửa nghèo nàn, nguồn cung lương thực biến động và phụ thuộc vào thời tiết, dinh duỡngkhông đầy đủ, bệnh tật tràn lan, chăm sóc y tế sơ sài, và tuổi thọ hiếm khi vượt quá 40 năm.Thậm chí cho đến 125 năm trước đây, phần lớn dân chúng sống trong những thành phố hiệnđại nhất thế giới, như New York, London, Paris, vẫn sống trong tình trạng cực kỳ khó khănvới thu nhập vô cùng còm cõi. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ hai mươi, các mức thu nhập trên thếgiới nói chung vừa cao hơn mà lại vừa chênh lệch nhiều hơn. Một số ít ỏi dân số thế giới đạtđược tăng trưởng thu nhập bền vững và tương đối nhanh trong vài thập niên qua và hiện đangtận hưởng cuộc sống với tuổi thọ cao hơn và mạnh khỏe hơn, trình độ học vấn cao hơn, vàmức sống cải thiện hơn. Những nước khác đạt được những thành tựu khiêm tốn hơn và hiệnđược xem là những nước thu nhập trung bình. Tuy nhiên, đại đa số dân số thế giới vẫn tiếptục sống trong đói nghèo; trong hầu hết các trường hợp tuy có khấm khá hơn cha ông họtrước đây nhưng vẫn tồn tại ở mức thu nhập và phúc lợi thấp hơn rất nhiều so với những quốcgia giàu nhất thế giới.Tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế, như ta đã thảo luận trongchương 2. Nhưng tăng trưởng kinh tế là trọng tâm của quá trình phát triển, và phát triển bềnvững cũng như xoá nghèo không thể diễn ra nếu không có tăng trưởng kinh tế. Hai chươngtiếp theo sẽ tìm hiểu khá chi tiết về bài toán tăng trưởng kinh tế và mức độ phân tán thu nhậpgiữa các nước. Mục tiêu của chúng ta là hiểu rõ hơn về quá trình tăng trưởng và phát triển củacác nền kinh tế, và những đặc điểm phân biệt các nền kinh tế tăng trưởng nhanh so với nhữngnền kinh tế tăng trưởng chậm. Chương này tìm hiểu số liệu thực nghiệm cơ bản về tăngtrưởng kinh tế, các khái niệm làm nền tảng cho các ý tưởng chỉ đạo về nguyên nhân tăngtrưởng, và một số xu hướng thay đổi cơ cấu kinh tế thường gắn liền với tăng trưởng. Chương4 mở rộng phân tích thông qua giới thiệu một số mô hình tăng trưởng kinh tế chính thức. Cácchương sau tìm hiểu một số bình diện khác của phát triển đã giới thiệu trước đây, bao gồmphân phối thu nhập, đói nghèo, và cải thiện y tế và giáo dục.Các xu hướng phân tán tăng trưởng kinh tế từ năm 1960Bắt đầu tìm hiểu sự khác biệt về tỷ lệ tăng trưởng, ta hãy xem xét Thái Lan và Zambia. Năm1960, thu nhập hàng năm của một người Thái bình quân và một người Zambia bình quân gầnnhư bằng nhau, vào khoảng 1.100 USD ở Thái Lan, và 1.200 USD ở Zambia tính theo USDngang bằng sức mua theo giá cố định năm 1996. Từ bấy giờ trở đi, Thái Lan đạt được tăngtrưởng kinh tế rất nhanh, khoảng 4,5 phần trăm một người một năm, cho nên thu nhập bìnhquân ở Thái Lan hiện là hơn 7.000 USD. Năm 2002, thu nhập của một người Thái bình quânD. Perkins et al. Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính; Trang NgânChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Ch. 3: Tăng trưởng kinh tế: khái niệm và xu hướngcao hơn sáu lần thu nhập của ông bà họ 40 năm trước tính theo giá trị thực. Vì thế, ngườiThái có thể tiêu dùng thực phẩm, nhà ở, quần áo, chăm sóc y tế, giáo dục, và hàng hoá tiêudùng nhiều hơn (và với chất lượng tốt hơn nhiều). Người Thái cũng khá giả hơn theo nhiềucách khác: tuổi thọ tăng từ 53 lên 69 năm, tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm từ 103 xuống 24 trênmột nghìn người (có nghĩa là cứ 1000 trẻ sơ sinh thì có thêm 79 em bé sống qua sinh nhật đầutiên củ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh tế tài chính kinh tế Việt Nam lạm phát tăng trưởng kinh tế cơ chế thị trường thị trường tài chính cơ chế thị trường tài chính tăng trưởng kinh tếTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 1028 34 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 807 4 0 -
2 trang 528 13 0
-
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 405 1 0 -
2 trang 365 13 0
-
293 trang 338 0 0
-
38 trang 288 0 0
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 272 0 0 -
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 250 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 241 0 0