Danh mục tài liệu

Tập bài giảng môn Thực vật: Phần I – GV. Nguyễn Thị Thanh Xuân

Số trang: 65      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.61 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập bài giảng môn Thực vật: Phần I trình bày đại cương về thực vật dược, tế bào và mô thực vật, rễ cây, thân cây, lá cây, hoa. Đây là tài liệu học tập dành cho sinh viên ngành Dược sĩ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập bài giảng môn Thực vật: Phần I – GV. Nguyễn Thị Thanh XuânBiên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện sự chỉ của Lãnh đạo Nhà trường về biên soạn tập bài giảng dành chođối tượng Dược sĩ trung cấp, nội dung giảng dạy môn học này trong toàn trường đúngtheo chương trình chi tiết đào tạo môn thực vật được thẩm định và phê duyệt (Ban hànhkèm theo Quyết định 1931/QĐ – THYT, ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Hiệu trưởngtrường THYT Quảng Ngãi). Tập thể giáo viên của Tổ môn Y tế Cộng đồng tổ chức biênsoạn tập bài giảng này với mục đích đã nêu trên. Tập bài giảng môn thực vật biên soạn gồm các bài học với số tiết học tương ứngtheo chương trình của Nhà trường đã thẩm định và phê duyệt, mỗi bài có cấu trúc gồm:mục tiêu học tập, nội dung và phần lượng giá. Đây là tài liệu chính thức để giảng dạy cho học sinh, để học sinh làm tài liệu ôn thivà thi tốt nghiệp và là tài liệu để quí đồng nghiệp tham khảo khi cần đến kiến thức củamôn học này. Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng với kiến thức có hạn, tài liệu tham khảo khôngnhiều, kinh nghiệm còn khiêm tốn nên chắc chắn tập bài giảng khó tránh khỏi sai sót,chúng tôi rất mong Quí đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tập bài giảng tái bản lần sauhoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Người biên soạn 1Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC- Chương trình chi tiết 77 tiết ( lý thuyết: 37, thực hành: 40 ),có 3 đơn vị học trình- Đối tượng : Dược sĩ trung cấpST TÊN BÀI HỌC SỐ TIẾT GHI T LT TH TC CHÚ 1 Đại cương về thực vật Dược. 02 00 02 2 Tế bào và mô Thực vật 04 04 08 3 Rễ cây 03 04 07 4 Thân cây 03 04 07 5 Lá cây 04 08 12 6 Hoa 05 04 09 7 Quả và hạt 04 04 08 8 Phân loại thực vật 10 04 14 9 Thực địa vườn thực vật dược liệu, làm tiêu bản 00 04 0410 Thực hành bài tập tổng hợp 00 04 04 Kiểm tra định kỳ 02 02 Tổng cộng 37 40 77 2Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ THỰC VẬT DƯỢCA. MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng:1. Về kiến thức: 11. Trình bày được định nghĩa, vai trò của thực vật đối với thiên nhiên và ngànhDược. 1.2. Nêu được các phần của Thực vật dược. 1.3. Kể được sơ lược lịch sử môn Thực vật dược.1.2. Về kỹ năng: Vận dụng được ý nghĩa của từng phần của môn thực vật dược vào quá trình họctập, nghiên cứu và trong thực tế.1.3. Về thái độ: 3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, chủ động tích cực tìm hiểu và xây dựng bài. 3.2. Bảo quản tốt tiêu bản, mô hình học cụ.B. NỘI DUNG:1. Định nghĩa: thực vật là một môn khoa học chủ yếu nghiên cứu về các cây cỏ trên tráiđất như về hình dáng, cấu tạo, cách sinh sống, sự phát triển và sự phân phối thực vật trêntrái đất.2. Vai trò của thực vật:2.1. Đối với thiên nhiên: Thực vật bao gồm các cây có chất diệp lục và các cây không chất diệp lục đóngvai trò rất quan trọng đối với các sinh vật trên trái đất vì tất cả các sinh vật đều cần oxytự do để hô hấp và thải carbon dioxyd (CO2). Sự quang hợp của cây xanh cần CO2 để tạora chất diệp lục và nhả oxy làm cân bằng lượng oxy và CO2 trong khí quyển. Nếu khôngcó quá trình quang hợp thì lượng oxy sẽ giảm dần và lượng CO2 sẽ tăng lên (do sự hôhấp, sự đốt cháy, sự lên men, sự phun lên của núi lửa...) đến một mức nào đó thì các sinhvật sẽ không tồn tại được; đồng thời bằng hiện tượng quang hợp, cây có diệp lục dùngCO2 trong không khí, nước và muối khoáng hoà tan trong nước hấp thụ được từ rễ câyđể tổng hợp nên những chất hữu cơ phức tạp như protid, glucid, lipid.... Chính nhờ các 3Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượmchất hữu cơ đó các sinh vật mới có chất dinh dưỡng để sinh sống và con người đã sửdụng biết bao nhiêu sản phẩm từ thực vật như rau xanh, tinh ...