Danh mục tài liệu

Tập trung thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 598.41 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá cấu trúc thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại VN thông qua đo lường mức độ tập trung. Sử dụng phương pháp đo lường mức độ tập trung từ những dữ liệu thứ cấp, kết quả chỉ ra mặc dù có sự gia tăng quy mô của một số ngân hàng trong hệ thống những cấu trúc thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại VN vẫn đáp ứng các yêu cầu về mức độ cạnh tranh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập trung thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam Nghiên Cứu & Trao Đổi Tập trung thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam Nguyễn Thế Bính Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Nhận bài: 07/08/2015 - Duyệt đăng: 25/10/2015 N ghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá cấu trúc thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại VN thông qua đo lường mức độ tập trung. Sử dụng phương pháp đo lường mức độ tập trung từ những dữ liệu thứ cấp, kết quả chỉ ra mặc dù có sự gia tăng quy mô của một số ngân hàng trong hệ thống nhưng cấu trúc thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại VN vẫn đáp ứng các yêu cầu về mức độ cạnh tranh. Cụ thể, mức độ tập trung và tập trung nhóm đo lường trên 03 phương diện là tổng tài sản, huy động vốn và cho vay lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 2008-2014. Vì vậy, những lo ngại về sự tập trung quy mô trong quá trình tái cấu trúc sẽ gia tăng mức độ độc quyền hay độc quyền nhóm, qua đó, ảnh hưởng xấu đến môi trường cạnh tranh đến thời điểm này vẫn chưa xảy ra. Tuy nhiên, thị trường sẽ có những thay đổi lớn trong trường hợp một hay một vài ngân hàng thương mại trong nhóm lớn nhất sáp nhập với nhau hay việc hình thành 1 hay 2 ngân hàng có quy mô rất lớn. Đây là những lưu ý đối với các cơ quan quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng thương mại VN trong thời gian tới. Từ khoá: Cấu trúc thị trường ngân hàng, tập trung thị trường. 1. Đặt vấn đề Ngành ngân hàng trên thế giới đã và đang có những biến đổi nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây nhằm thích nghi với xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng như các biến cố kinh tế. Tại VN, sau 27 năm chuyển đổi mô hình hoạt động từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp (Nghị định 053 HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy ngân hàng nhà nước VN), hệ thống ngân hàng thương mại VN đã có những bước phát triển nhanh về quy mô, cơ cấu cũng như số lượng với hệ thống mạng lưới hoạt động, tạo điều kiện cho VN chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hệ thống các ngân hàng thương mại VN đã bộc lộ những bất cập, yếu kém như vốn điều lệ và tính thanh khoản thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng, trình độ quản trị yếu kém, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cần phải cấu trúc lại. Trong bối cảnh đó, ngày 01/03/2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án 254 về: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 20112015”1 (sau đây gọi tắt là Đề án 1 Quyết định 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” 254). Đến nay, sau hai phần ba chặng đường thực hiện, Đề án cũng đã đem lại một số thành công nhất định. Tuy nhiên, hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán lại các ngân hàng thương mại đang dẫn đến những lo ngại về mức độ tập trung thị trường, qua đó, tác động không tốt đến môi trường cạnh tranh bởi một hay một nhóm ngân hàng lớn chi phối thị trường. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cần làm rõ là mức độ cạnh tranh trong cấu trúc thị trường ngân hàng VN sau quá trình tái cấu trúc? Có thể nhận thấy mặc dù có khá nhiều các công trình nghiên cứu trong và ngoài VN ở nhiều cấp độ khác Số 26 (36) - Tháng 01 - 02/2016 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 33 Nghiên Cứu & Trao Đổi nhau có liên quan đến phân tích cấu trúc thị trường trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; tuy nhiên, đánh giá cấu trúc cạnh tranh của thị trường thông qua đo lường mức độ tập trung tại VN thì vẫn chưa có nghiên cứu nào thực hiện. Với cách tiếp cận đó, bài viết sẽ đo lường mức độ tập trung của thị trường ngân hàng tại VN trong mối quan hệ với cấu trúc thị trường cạnh tranh. 2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Như đã đề cập trong phần giới thiệu, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mức độ tập trung thị trường của hệ thống ngân hàng thương mại VN trong quá trình tái cấu trúc. Kết quả của mức độ tập trung sẽ dẫn đến làm thay đổi cấu trúc thị trường qua đó, tác động đến mức độ cạnh tranh trong thị trường ngân hàng. Mức độ tập trung được đo lường thông qua các chỉ số tập trung, các chỉ số tập trung đo lường được trong từng giai đoạn sẽ giải thích rõ mức độ cạnh tranh trong cấu trúc thị trường ngân hàng. Với cách tiếp cận đó, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phổ biến nhất trong đo lường mức độ tập trung dựa vào tỷ trọng và cấu trúc được phát triển bởi Marfiels (1971a) và Dickson (1981). Phương pháp này đo lường mức độ tập trung thị trường của các ngân hàng thông qua chỉ số CRk và HerfindahlHirschman (HHI). Hai chỉ số này được sử dụng phổ biến nhất trong đo lượng mức độ tập trung thị trường trong lĩnh vực ngân hàng. Trên 20 quốc gia đã sử dụng hai chỉ số này để đo lường và xếp hạng chỉ số cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và nhìn chung, khá thống nhất 2 . Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu xác định rằng, sử dụng 02 chỉ số 34 này trong đo lường mức độ tập trung thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại VN là phù hợp bởi tính phổ biến của nó. Chỉ số tập trung k Chỉ số tập trung thị phần nhóm (CR) là tổng thị phần của một nhóm ngân hàng có thị phần lớn nhất. Tính đơn giản và số lượng dữ liệu ít đã giúp cho chỉ số tập trung k trở thành một trong những chỉ số thường được dùng nhiều nhất để đo lường độ tập trung trong thực tiễn. Chỉ số này đánh giá mức độ tập trung thị phần xác định liệu có rơi vào nhóm một số ngân hàng hay không. Chỉ số này được xác định thông qua thị phần của k ngân hàng lớn nhất trên thị trường, công thức đo lường mức độ tập trung thị phần: Trong đó: + CRk: Chỉ số tập trung (Concentration ratio) + Si: Thị phần ngân hàng thứ i + k: Số lượng ngân hàng trong nhóm Thông thường thì chỉ số này được tính dựa trên số lượng từ 03 ngân hàng trở lên tuỳ thuộc vào quy mô thị trường. Chỉ số tập trung có giá trị từ 0% đến 100%. Chỉ số này càng cao thể hiện mức độ tập trung thị trường càng lớn và quyền lực thị trường sẽ tập trung vào nhóm ngân hàng này. Ngược lại, nếu ngành bao gồm n ngân hàng cũng kích cỡ, CRk = = 2 Jacob A. Bikker and Katharina Haaf PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 26 (3 ...