Danh mục tài liệu

TÊN THƯƠNG MẠI VÀ CƠ CHẾ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI

Số trang: 12      Loại file: docx      Dung lượng: 40.08 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

-Theo công ước Pari về Bảo vệ sở hữu công nghiệp thì: “Các nước có quyền tự do đưa ra định nghĩa tên thương mại và cách thức bảo hộ tên thương mại trong luật của mình.”-Trong pháp luật Việt Nam, tên thương mại theo Luật Sở hữu trí tuệ:Khoản 21, điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ nêu “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÊN THƯƠNG MẠI VÀ CƠ CHẾ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠIĐề tài: TÊN THƯƠNG MẠI VÀ CƠ CHẾ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI1. Định nghĩa:’ - Theo công ước Pari về Bảo vệ sở hữu công nghiệp thì: “Các nước có quyền tự do đưa ra định nghĩa tên thương mại và cách thức bảo hộ tên thương mại trong luật của mình.” - Trong pháp luật Việt Nam, tên thương mại theo Luật Sở hữu trí tuệ: Khoản 21, điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ nêu “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”2. Phân biệt Tên thương mại và nhãn hiệu, Tên doanh nghiệpTên thương mại Nhãn hiệu:Tên thương mại là nhằm phân biệt, cá Nhãn hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụthể hoá chủ thể kinh doanh này với chủ cho các chủ thể khác nhau cung cấpthể kinh doanh khác.Tên thương mại phải bao gồm các từ Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hìnhngữ, chữ số phát âm được và một doanh ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó đượcnghiệp chỉ có một tên thương mại (có thể thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.có tên đối nội và đối ngoại)Luật pháp của Úc thừa nhận việc doanh Có thể có nhiều nhãn hiệunghiệp được quyền đăng ký tên thươngmại riêng theo luật về tên thương mại(Business Name Act) và doanh nghiệp cóthể đăng ký cùng một lúc nhiều tênthương mại. Đây cũng có thể là mộthướng đi mà các nhà làm luật Việt Namcó thể tham khảo khi giải quyết mốiquan hệ giữa tên thương mại và têndoanh nghiệp.Tên thương mại được bảo hộ nếu có Nhãn hiệu thì không trùng hoặc tương tựkhả năng phân biệt chủ thể kinh doanh đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệumang tên thương mại đóvới chủ thể kinh của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lýdoanh khác trong cùng lĩnh vực và khu đã được bảo hộ trước ngày tên thươngvực kinh doanh mại đó được sử dụngBản thân tên thương mại có thể tự động Nhãn hiệu thì bắt buộc phải trải qua thủđược bảo hộ (nếu đáp ứng các tiêu chí đã tục nộp đơn đăng ký (trừ trường hợpđược quy định) mà không cần làm thủ nhãn hiệu nổi tiếng) và thẩm định.tục đăng ký (khoản 3 Điều 6 Nghị định103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006Quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãnsử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục hiệu được xác lập trên cơ sở quyết địnhđăng ký cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên  Tuy nhiên, quy định của luật SHTT đã có những định nghĩa cụ thể nhưng việc phân biệt cũng chỉ mang tính chất tương đối nhất định. Trong một số trường hợp tên thương mại và nhãn hiệu có thể là một, do doanh nghiệp dùng tên gọi của mình làm dấu hiệu chính để phân biệt hàng hóa, dịch vụ với chủ thể khác. 2.2 Tên thương mại với Tên DN  Tên thương mại có nhiều nét tương đồng với tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp: - Có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng, - Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. - Đồng thời, Luật DN và Luật SHTT đều không cho phép dùng tên của cơ quan NN, tổ chức CT, tổ chức CT-XH, tổ chức CT-XH-NN, tổ chức XH, tổ chức XH- NN hoặc chủ thể khác để làm tên doanh nghiệp hay tên thương mại.  Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ dùng tên thương mại để giao dịch nhằm phân biệt doanh nghiệp của mình với doanh nghiệp khác.Chính vì vậy, tên thương mại thường là tên doanh nghiệp, và khi đó sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về tên doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướngdẫn thi hành.  Tên thương mại có nhiều nét tương đồng với tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp cũng yêu cầu tên doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng, cũng như không đ ược trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Đồng thời, Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ đều không cho phép dùng tên c ủa cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác để làm tên doanh nghiệp hay tên thương mại.  Tuy nhiên, câu hỏi nêu ra là tên thương mại có phải là tên doanh nghi ệp không? Hiện chưa có một văn bản nào xác nhận hai vấn đề này. Tên doanh nghiệp và tên thương mại, dù có nhiều điểm tương đồng trong cách đặt tên, nhưng được bảo vệ theo hai góc độ khác nhau: tên doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp bảo vệ như một thành phần cấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: