Đo biến đổi thể tích (plethy smography): Lưu lượng và tốc độ của dòng máu đến và đi khỏi một vùng tổ chức của chi sẽ trực tiếp làm biến đổi thể tích của vùng này. Bằng cách đo chính xác những biến đổi thể tích đó trong những điều kiện hoạt động chức năng nhất định của các mạch máu cần theo dõi, người ta có thể xác định được tình trạng hoạt động chức năng của các mạch máu đó. Các máy đo biến đổi thể tích dùng trong lâm sàng có thể hoạt động theo nguyên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thăm khám bệnh mạch máu ngoại vi (Kỳ 3) Thăm khám bệnh mạch máu ngoại vi (Kỳ 3) 1.2.2. Đo biến đổi thể tích (plethy smography): Lưu lượng và tốc độ của dòng máu đến và đi khỏi một vùng tổ chức của chisẽ trực tiếp làm biến đổi thể tích của vùng này. Bằng cách đo chính xác nhữngbiến đổi thể tích đó trong những điều kiện hoạt động chức năng nhất định của cácmạch máu cần theo dõi, người ta có thể xác định được tình trạng hoạt động chứcnăng của các mạch máu đó. Các máy đo biến đổi thể tích dùng trong lâm sàng có thể hoạt động theonguyên lý khác nhau (đo biến đổi thể tích vùng chi nghiên cứu thông qua nhữngbiến đổi áp lực, lực căng hoặc điện trở tổ chức). Các máy này đều được thiết kế đểcó thể đo được ở bất cứ phần nào của chân, kể cả các ngón, nhờ đó thăm khámđược toàn bộ các phần của chân. Phương pháp đo thay đổi thể tích giúp xác định được một số chỉ số quantrọng như: huyết áp tâm thu ở từng phần khác nhau của chi, dung tích mỗi nhịpđập của mạch, lưu lượng và tốc độ thay đổi của dòng máu tại những vùng nhấtđịnh của chi trong trạng thái nghỉ và vận động. Trên cơ sở các số liệu thu được cóthể xác định được tình trạng hoạt động chức năng của mạch máu ở các vùng chiđó, đặc biệt là để đánh giá tình trạng tắc, nghẽn động mạch và tĩnh mạch, suy chứcnăng các tĩnh mạch... 1.2.3. Siêu âm mạch máu: 1.2.3.1. Siêu âm doppler liên tục (CW doppler: contimous wavedoppler) : Ghi siêu âm doppler liên tục sử dụng hai đầu dò, một đầu phát liên tục vàđầu kia nhận và ghi lại liên tục các sóng siêu âm phản hồi rồi chuyển nó thành cáctín hiệu có thể nghe thấy hoặc ghi lại được dưới dạng biểu đồ hình sóng. Nó ghinhận được các tín hiệu dòng máu có tốc độ cao (dựa vào tốc độ di chuyển củahồng cầu) nhưng không xác định được chính xác vị trí không gian của các tín hiệunày. Khác với siêu âm doppler ngắt quãng chỉ có một đầu dò vừa phát vừa thu tínhiệu siêu âm thay đổi nhau. Ưu điểm của siêu âm doppler liên tục là máy có cấu trúc gọn nhẹ nên có thểthăm khám được ngay tại giường bệnh. Có thể đánh giá được tình trạng dòng máutrong các mạch máu và qua đó xác định được các mạch máu này có bị hẹp hoặctắc hay không. 1.2.3.2. Chụp siêu âm kép (duplex ultrasonography): Là phương pháp kết hợp chụp siêu âm real-time kiểu B và siêu âm dopplerngắt quãng thành một hệ thống đồng bộ. Nó phát huy được ưu điểm của chụp siêuâm kiểu B trong định vị và tạo hình ảnh và ưu điểm của siêu âm doppler ngắtquãng trong đánh giá các đặc tích của dòng máu ở các mạch máu cần thăm khám. Với kỹ thuật ghi hình ảnh động (real-time) và doppler màu, phương phápchụp siêu âm kép cho phép đánh giá chính xác hình ảnh tổn thương của mạch máutheo các lớp cắt ngang hay dọc mạch máu, đồng thời xác định được cả các tínhchất của dòng máu trong các mạch máu đó như: kiểu dòng chảy, hướng, tốc độ,áp lực… Trên cơ sở đó có thể phân tích để xác định được các chỉ số quan trọng Hình 4.17: Sơ đồ đo biến đổi thể tích ở cẳng chân. 1.2.4. Chụp mạch máu cộng hưởng từ: Dùng phương pháp chụp cộng hưởng từ hạt nhân để chụp mạch máu chithể. Phương pháp này đang được nghiên cứu và phát triển vì nó có thể khắc phụcđược những nhược điểm của phương pháp chụp mạch máu cản quang như: gây tổnhại nhiều thậm chí gây nguy hiểm cho bệnh nhân, giá thành đắt... Trong tương laigần, phương pháp chụp mạch máu cộng hưởng từ có thể có giá trị chẩn đoán chínhxác không kém phương pháp chụp mạch máu cản quang. 1.3. Chụp mạch máu cản quang: 1.3.1. Chụp động mạch cản quang: Hiện nay chụp động mạch cản quang vẫn được coi là một phương phápthăm khám đem lại những thông tin quan trọng bậc nhất trong chẩn đoán các bệnhđộng mạch. Máy dùng để chụp động mạch cản quang là máy chuyên dụng: có khả năngchụp nhanh, chụp hàng loạt hoặc ghi hình ảnh động. Các máy hiện đại có khả năngchụp cắt lớp, có màn hình tăng sáng và phóng đại hình ảnh, có thể khử hình ảnhcủa các bộ phận khác (như xương, cơ...) để có hình ảnh của động mạch rõ rànghơn. Hiện nay biện pháp đưa thuốc cản quang vào động mạch theo kỹ thuậtSeldinger để chụp động mạch là phương pháp chụp động mạch được dùng phổbiến nhất trong lâm sàng. Các bước chính của kỹ thuật này là: + Chọc kim vào lòng động mạch, thường ở động mạch đùi chung bên trái. + Luồn một dây dẫn đường qua nòng của kim vào trong lòng động mạch.Sau đó rút bỏ kim nhưng vẫn giữ nguyên dây dẫn đường có một phần đã nằmtrong động mạch. + Tiếp đó lồng catheter theo dây dẫn đường vào lòng động mạch rồi rút bỏdây dẫn đường, giữ lại catheter đã nằm trong lòng động mạch. + Cuối cùng luồn catheter đến vị trí động mạch cần chụp (thường luồn dướiquan sát bằng màn hình tăng sáng) để bơm thuốc cản quang và chụp. ...
Thăm khám bệnh mạch máu ngoại vi (Kỳ 3)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 242.80 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh mạch máu ngoại vi bệnh học triệu chứng triệu chứng ngoại bài giảng ngoại khoa dấu hiệu nhận biết bệnh Thăm khám bệnh mạch máuTài liệu có liên quan:
-
5 trang 32 0 0
-
Khám hệ vận động, tiền đình, tiểu não (Kỳ 1)
5 trang 30 0 0 -
6 trang 30 0 0
-
Rối loạn cân băng kiềm toan (Kỳ 6)
6 trang 29 0 0 -
Khám chấn thương sọ não (Kỳ 7)
5 trang 29 0 0 -
Cân bằng nước, điện giải (Kỳ 3)
5 trang 28 0 0 -
Triệu chứng thực thể bệnh tim mạch (Kỳ 1)
5 trang 27 0 0 -
Điều trị vàng da: Cho bé bú đúng cữ
4 trang 27 0 0 -
Thăm khám bệnh mạch máu ngoại vi (Kỳ 2)
5 trang 26 0 0 -
Khám chấn thương sọ não (Kỳ 4)
5 trang 26 0 0