![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
THĂNG LONG - HÀ NỘI NHÌN TỪ LỊCH SỬ - MỸ THUẬT
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 151.71 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thăng Long - Hà Nội vốn là cố đô Ngàn năm văn hiến. Với nhà khảo cổ học lịch sử và nghệ thuật, còn là miền đất cổ, nơi đã tìm thấy dấu vết con người thời đại đá mới, đầu thời đại đồng thau và thời đồng thau cực thịnh. Đó là ngẫu tượng đá Văn Điển; Trống Đồng cùng với kho mũi tên đồng và vết tích của lò đúc đồng cùng những mảnh gốm thô ở di chỉ Cổ Loa, kinh đô Nhà nước Âu Lạc của vua Thục, thế kỷ III TCN, là những dẫn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THĂNG LONG - HÀ NỘI NHÌN TỪ LỊCH SỬ - MỸ THUẬTTHĂNG LONG - HÀ NỘI NHÌN TỪ LỊCH SỬ - MỸ THUẬT Tượng đài vua Lý THái Tổ-một trong những công trình mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà NộiThăng Long - Hà Nội vốn là cố đô Ngàn năm văn hiến. Với nhà khảo cổ họclịch sử và nghệ thuật, còn là miền đất cổ, nơi đã tìm thấy dấu vết con ngườithời đại đá mới, đầu thời đại đồng thau và thời đồng thau cực thịnh. Đó làngẫu tượng đá Văn Điển; Trống Đồng cùng với kho mũi tên đồng và vết tíchcủa lò đúc đồng cùng những mảnh gốm thô ở di chỉ Cổ Loa, kinh đô Nhànước Âu Lạc của vua Thục, thế kỷ III TCN, là những dẫn chứng thuyếtphục.Ngược bến thời gian, Thăng Long còn là thành Đại La, do Cao Biền, viêntướng, kiêm tiết độ xứ và nhà phong thuỷ đời Đường, Trung Hoa xây dựngvào thế kỷ thứ IX thời Bắc thuộc. Về thời gian lịch sử, hai toà thành cáchnhau hai thế kỷ. Nhưng về thuật ngữ và phong cách nghệ thuật, không ít nhànghiên cứu còn ngộ nhận, hoặc lầm lẫn giữa hai phong cách Đại La đờiĐường và Thăng Long đời Lý. Điển hình là kiến trúc sư, Giáo sư lịch sử mỹthuật trường cao đẳng mỹ thuật Đông D ương Hà Nội, Louis Bezacier(1),người Pháp, được Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội còn uỷ quyềntrông coi việc trùng tu các di tích cổ. Ông đã cho khai quật chân tòa bảo thápđá chùa Phật Tích - Bắc Ninh, đã thu thập được nhiều hiện vật đá và gốm,lại có nguyên một cái nền bằng gạch, mỗi viên gạch có ghi niên hiệu: “LýGia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo (tức làm năm thứ III triềuLý Thánh Tông, niên hiệu Long Thụy Thái Bình, 1057). Quanh nền gạch lạiđào được rải rác những hình rồng khắc bằng đất nung cũng có niên hiệu đóvà nhiều đồ đá không có niên hiệu. Nhưng những con rồng đá chạm ở PhậtTích với những con rồng đá chạm ở trên bia chùa Long Đọi - Hà Nam, tạcnăm 1120 thời Lý; hoặc những con rồng tạc trên đá tìm thấy ở Quần Ngựa,Ngọc Hà, Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội) chúng đều giống hệt nhau. “Đó lànhững con rồng mình tròn và thanh tú như mình rắn, nhẵn nhụi hoặc có vẩymờ, thoăn thoắt uốn lượn những khúc cong như thắt túi, nhỏ dần về phíađuôi. Theo đại thể ấy, mọi chi tiết đều phụ hoạ.” (Nguyễn Đỗ Cung. Mỹthuật Đại La hay Mỹ thuật Lý? Tạp chí Thanh Nghị số 96. Ngày16/12/1944). Nhưng ông Louis Bezacier cứ khăng khăng đem ra so sánh vớinhững đồ điêu khắc ở hai động Vân Cương và Long Môn bên Tầu, dựa vàosự khảo sát của ông Osvald Siren, có từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VII. Vànếu so sánh với những hình chạm trên ngôi thiết tháp ở tỉnh Hà Nam bênTầu, cũng dựa theo ông Osvald Siren, là vào khoảng những năm 963-967,thuộc đời Đường. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đỗ Cung đã trả lời ông LouisBezacier: “Tôi không đồng ý với ông L.Bezacier khi ông lấy linh khiếu màbình phẩm cái này cùng lối với cái kia một cách quá gọn ghẽ... Theo tôi, thìtước bỏ danh từ Mỹ thuật Đại La mà gọi là Mỹ thuật Lý thì không có gì làphản khoa học. Vì từ xưa tới nay mỗi khi thấy có niên hiệu ở những đồ điêukhắc thuộc lối đó thì toàn là niên hiệu đời Lý cả. Gọi như thế, đỡ cho ôngL.Bezacier sự vội vàng kết luận.” (Nguyễn Đỗ Cung - đã dẫn). Rõ ràngNguyễn Đỗ Cung đã thắng L.Bezacier trong cuộc đối thoại khoa học thậtsòng phẳng, phân minh. Gần như vậy, điều đáng tiếc đã xẩy ra lại có sự lầmlẫn phong cách và niên đại của ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng nay thuộcHà Nội mà tác giả Lược sử Mỹ thuật Việt Nam Trịnh Quang Vũ (NXB Từđiển Bách Khoa. Tái bản lần 2 năm 2010) đã xếp niên đại chùa thuộc thời LêTrịnh - thế kỷ XVII. Thật may mắn các nhà nghiên cứu đã phát hiện đượctấm bia hậu phật bị che khuất lâu năm của ngôi chùa Kim Liên có niên đạilàm chùa là “Quang Trung Ngũ Niên.” Ai cũng biết chùa Kim Liên rất giốngngôi chùa Tây Phương. Mà niên đại làm chùa Tây Phương còn ghi dòng chữtrên thượng lương “Giáp Dần niên tạo...”. Nhiều năm làm đau đầu, trằn trọcvới các nhà nghiên cứu. Từ tấm bia chùa Kim Liên, cộng với nhiều đồ rảirác ở nhiều nơi có phong cách Tây Phương mà nhà nghiên c ứu Nguyễn ĐỗCung đã xem và suy nghĩ rất nhiều như ông đã tự bạch, nay tra niên đại, đãgiải mã được dòng chữ trên thượng lương của ngôi chùa. Đó là vào năm1794 (tức năm Giáp Dần, năm thứ hai đời Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn)(2). Sựviệc đã xác định thật rõ ràng. Thế nhưng tác giả Lược sử Mỹ thuật Việt Namkhông nghiên cứu phong cách điêu khắc kiến trúc Tây Sơn, đã vội xếp chùaTây Phương vào thời Lê - Trịnh, đầu thế kỷ 17, rằng “Năm 1632 thời TrịnhTráng cho xây dựng quy mô và làm tượng.”(?) thật dễ dàng!Phát hiện, và tìm ra mỹ thuật thời Tây Sơn một lần nữa cũng là công đầu củanhà nghiên cứu nổi tiếng Nguyễn Đỗ Cung cùng với những cộng sự của ônglà các nhà nghiên cứu trẻ được ông đào tạo. Nhân sự kiện này, ta nên lưu ýkhi niên đại di tích đã được xác định chính xác và phong cách đã ổn định rồi,thì không nên đưa ra những tư liệu mơ hồ, võ đoán mà đặt lại vấn đề, gâyngạc nhiên cho mọi người về lịch sử. Làm như thế, là gây thêm hoang mangvà đảo lộn tư liệu gốc với các thế hệ nghiên cứu kế tiếp. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THĂNG LONG - HÀ NỘI NHÌN TỪ LỊCH SỬ - MỸ THUẬTTHĂNG LONG - HÀ NỘI NHÌN TỪ LỊCH SỬ - MỸ THUẬT Tượng đài vua Lý THái Tổ-một trong những công trình mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà NộiThăng Long - Hà Nội vốn là cố đô Ngàn năm văn hiến. Với nhà khảo cổ họclịch sử và nghệ thuật, còn là miền đất cổ, nơi đã tìm thấy dấu vết con ngườithời đại đá mới, đầu thời đại đồng thau và thời đồng thau cực thịnh. Đó làngẫu tượng đá Văn Điển; Trống Đồng cùng với kho mũi tên đồng và vết tíchcủa lò đúc đồng cùng những mảnh gốm thô ở di chỉ Cổ Loa, kinh đô Nhànước Âu Lạc của vua Thục, thế kỷ III TCN, là những dẫn chứng thuyếtphục.Ngược bến thời gian, Thăng Long còn là thành Đại La, do Cao Biền, viêntướng, kiêm tiết độ xứ và nhà phong thuỷ đời Đường, Trung Hoa xây dựngvào thế kỷ thứ IX thời Bắc thuộc. Về thời gian lịch sử, hai toà thành cáchnhau hai thế kỷ. Nhưng về thuật ngữ và phong cách nghệ thuật, không ít nhànghiên cứu còn ngộ nhận, hoặc lầm lẫn giữa hai phong cách Đại La đờiĐường và Thăng Long đời Lý. Điển hình là kiến trúc sư, Giáo sư lịch sử mỹthuật trường cao đẳng mỹ thuật Đông D ương Hà Nội, Louis Bezacier(1),người Pháp, được Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội còn uỷ quyềntrông coi việc trùng tu các di tích cổ. Ông đã cho khai quật chân tòa bảo thápđá chùa Phật Tích - Bắc Ninh, đã thu thập được nhiều hiện vật đá và gốm,lại có nguyên một cái nền bằng gạch, mỗi viên gạch có ghi niên hiệu: “LýGia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo (tức làm năm thứ III triềuLý Thánh Tông, niên hiệu Long Thụy Thái Bình, 1057). Quanh nền gạch lạiđào được rải rác những hình rồng khắc bằng đất nung cũng có niên hiệu đóvà nhiều đồ đá không có niên hiệu. Nhưng những con rồng đá chạm ở PhậtTích với những con rồng đá chạm ở trên bia chùa Long Đọi - Hà Nam, tạcnăm 1120 thời Lý; hoặc những con rồng tạc trên đá tìm thấy ở Quần Ngựa,Ngọc Hà, Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội) chúng đều giống hệt nhau. “Đó lànhững con rồng mình tròn và thanh tú như mình rắn, nhẵn nhụi hoặc có vẩymờ, thoăn thoắt uốn lượn những khúc cong như thắt túi, nhỏ dần về phíađuôi. Theo đại thể ấy, mọi chi tiết đều phụ hoạ.” (Nguyễn Đỗ Cung. Mỹthuật Đại La hay Mỹ thuật Lý? Tạp chí Thanh Nghị số 96. Ngày16/12/1944). Nhưng ông Louis Bezacier cứ khăng khăng đem ra so sánh vớinhững đồ điêu khắc ở hai động Vân Cương và Long Môn bên Tầu, dựa vàosự khảo sát của ông Osvald Siren, có từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VII. Vànếu so sánh với những hình chạm trên ngôi thiết tháp ở tỉnh Hà Nam bênTầu, cũng dựa theo ông Osvald Siren, là vào khoảng những năm 963-967,thuộc đời Đường. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đỗ Cung đã trả lời ông LouisBezacier: “Tôi không đồng ý với ông L.Bezacier khi ông lấy linh khiếu màbình phẩm cái này cùng lối với cái kia một cách quá gọn ghẽ... Theo tôi, thìtước bỏ danh từ Mỹ thuật Đại La mà gọi là Mỹ thuật Lý thì không có gì làphản khoa học. Vì từ xưa tới nay mỗi khi thấy có niên hiệu ở những đồ điêukhắc thuộc lối đó thì toàn là niên hiệu đời Lý cả. Gọi như thế, đỡ cho ôngL.Bezacier sự vội vàng kết luận.” (Nguyễn Đỗ Cung - đã dẫn). Rõ ràngNguyễn Đỗ Cung đã thắng L.Bezacier trong cuộc đối thoại khoa học thậtsòng phẳng, phân minh. Gần như vậy, điều đáng tiếc đã xẩy ra lại có sự lầmlẫn phong cách và niên đại của ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng nay thuộcHà Nội mà tác giả Lược sử Mỹ thuật Việt Nam Trịnh Quang Vũ (NXB Từđiển Bách Khoa. Tái bản lần 2 năm 2010) đã xếp niên đại chùa thuộc thời LêTrịnh - thế kỷ XVII. Thật may mắn các nhà nghiên cứu đã phát hiện đượctấm bia hậu phật bị che khuất lâu năm của ngôi chùa Kim Liên có niên đạilàm chùa là “Quang Trung Ngũ Niên.” Ai cũng biết chùa Kim Liên rất giốngngôi chùa Tây Phương. Mà niên đại làm chùa Tây Phương còn ghi dòng chữtrên thượng lương “Giáp Dần niên tạo...”. Nhiều năm làm đau đầu, trằn trọcvới các nhà nghiên cứu. Từ tấm bia chùa Kim Liên, cộng với nhiều đồ rảirác ở nhiều nơi có phong cách Tây Phương mà nhà nghiên c ứu Nguyễn ĐỗCung đã xem và suy nghĩ rất nhiều như ông đã tự bạch, nay tra niên đại, đãgiải mã được dòng chữ trên thượng lương của ngôi chùa. Đó là vào năm1794 (tức năm Giáp Dần, năm thứ hai đời Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn)(2). Sựviệc đã xác định thật rõ ràng. Thế nhưng tác giả Lược sử Mỹ thuật Việt Namkhông nghiên cứu phong cách điêu khắc kiến trúc Tây Sơn, đã vội xếp chùaTây Phương vào thời Lê - Trịnh, đầu thế kỷ 17, rằng “Năm 1632 thời TrịnhTráng cho xây dựng quy mô và làm tượng.”(?) thật dễ dàng!Phát hiện, và tìm ra mỹ thuật thời Tây Sơn một lần nữa cũng là công đầu củanhà nghiên cứu nổi tiếng Nguyễn Đỗ Cung cùng với những cộng sự của ônglà các nhà nghiên cứu trẻ được ông đào tạo. Nhân sự kiện này, ta nên lưu ýkhi niên đại di tích đã được xác định chính xác và phong cách đã ổn định rồi,thì không nên đưa ra những tư liệu mơ hồ, võ đoán mà đặt lại vấn đề, gâyngạc nhiên cho mọi người về lịch sử. Làm như thế, là gây thêm hoang mangvà đảo lộn tư liệu gốc với các thế hệ nghiên cứu kế tiếp. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghiên cứu mỹ thuật mỹ thuật đương đại kiến thức mỹ thuật danh họa tác phẩm hội họa mỹ thuật truyền thôngTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
Một số tác giả, tác phẩm của hội họa cách mạng Việt Nam
39 trang 99 0 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 63 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 62 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 48 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM
8 trang 46 0 0 -
5 trang 44 0 0
-
CON ĐƯỜNG GỐM SỨ MỸ THUẬT-TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC
7 trang 43 0 0 -
CON CHUỘT TRÊN GỐM CỔ MỸ THUẬT
6 trang 42 0 0 -
NỖI NIỀM TRONG TRANH NGUYỄN HỒNG PHI
5 trang 41 0 0 -
CHÙA THẦY ĐỘC ĐÁO NÉT KIẾN TRÚC XỨ ĐOÀI XƯA
6 trang 40 0 0 -
TEM TẾT VIỆT NAM ĐÓN CÁC NĂM SỬU
5 trang 38 0 0 -
MỸ THUẬT CUỐI ĐỜI MANG TÊN 'CARNET DE ĐÀO ĐỨC'
5 trang 38 0 0 -
CỐ HOẠ SĨ NGUYỄN THUỶ TUÂN - CUỘC ĐỜI VÀ NGHỆ THUẬT
5 trang 38 1 0 -
Tạp chí Thông tin - Số 25+26 (1/2009)
68 trang 38 0 0 -
Bộ dụng cụ cho môn Hình Họa Chì
3 trang 38 0 0