Danh mục tài liệu

Tháng thứ tư

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.34 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tháng thứ tưKhả năng thị giác của bé đã phát triển đầy đủ và bé có thể nhận biết màu sắc của vật thể và có thể nhìn chăm chú vào những khoảng cách khác nhau. Bé có thể dõi theo những chuyển động nhẹ nhàng. Biết cầm chắc 1 vật trong tay. Biết vươn tới vậtđó nhưng thường vươn xa hơn đích của béCó thể tự lật sấp và ngửa Có thể ngồi nếu như có sự giúp đỡ và giữ đầuđứng.Biết chép môi và bĩu môi. Nhận biết được những người trong nhà và cóđáp ứng với họ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tháng thứ tư Tháng thứ tưKhả năng thị giác của bé đã phát triển đầy đủ vàbé có thể nhận biết màu sắc của vật thể và có thểnhìn chăm chú vào những khoảng cách khácnhau. Bé có thể dõi theo những chuyển động nhẹnhàng.Con bạn biết làm gì ở tuổi này: Biết cầm chắc 1 vật trong tay. Biết vươn tới vậtđó nhưng thường vươn xa hơn đích của bé Có thể tự lật sấp và ngửa Có thể ngồi nếu như có sự giúp đỡ và giữ đầuđứng. Biết chép môi và bĩu môi. Nhận biết được những người trong nhà và cóđáp ứng với họ. Thường xuyên cười hơn trong khihòa nhập với xã hội, thời gian chơi của bé bây giờthường là 1 tiếng đồng hồ hay nhiều hơn mỗi đợt. Thích thú với các loại trò chơi, đồ chơi Có thể ngủ cả đêm và chỉ ngủ rất ít ban ngày.Những thay đổi quan trọng:1. Những chiếc răng đầu tiên của bé đã đượcchuẩn bị sẵn sàng. Chiếc mầm răng đầu tiên có thểxuất hiện trong tháng này.2. Khả năng thị giác của bé đã phát triển đầyđủ và bé có thể nhận biết màu sắc của vật thể và cóthể nhìn chăm chú vào những khoảng cách khácnhau. Bé có thể dõi theo những chuyển động nhẹnhàng.3. Khả năng nghe của bé đã phát triển gần nhưhoàn thiện, vì vậy, bé có thể thích thú lắng nghenhững âm thanh khác nhau cũng như tiếng ồn do bétạo ra.4. Cơ thể bé phát triển cân đối hơn, cơ bắpphát triển và mạnh hơn. Sự phối hợp giữa ngón tayvà bàn tay được cải thiện nhanh chóng. Bé bắt đầuhọc cách dùng tay để làm những gì bé muốn.Chơi để phát triển:Đưa cho bé những đồ vật để bé nhìn, nếm, ngửi vànghe. Để bé tập ngửi nước hoa. Tập nghe nhạc từbăng, đĩa. Cho bé đồ chơi để bé cầm nắm. Cắt 1băng khoảng 2,5cm từ 1 chiếc vớ màu và tròng vàocổ tay bé để bé có thể nhìn thấy, tìm thấy tay mình dễhơn. Có thể tắm cho bé lâu hơn để bé chơi đùa. Ténước, đạp nước, giỡn với đồ chơi khi tắm rất cần chosự phát triển của bé. Lấy tay bạn nắm giữ 2 chân béđể bé đạp chống trả lại bạn hay để 1 cái lục lạc phíatrên chân bé để bé chòi đạp nó Khi giỡn với bé bạnhãy khen những cố gắng của bé, cười với bé và ômchặt bé. Bé sẽ thích thú với những tán thưởng củabạn.Nuôi dưỡng bé: Hãy nuôi bé bằng sữa mẹ hoặc sữa bột thíchhợp trong trường hợp cần thiết. Đừng cho bé bú sữabò. Vì lúc này, bé đã có thể cho bạn biết khi nào béđói, bạn hãy tạo giờ ăn cố định theo nhu cầu của bé Hãy cho bé ăn dặm hoặc không cho tùy theo yêucầu của bác sĩ. Bạn có thể cho bé thử ăn dặm tronggiai đoạn này và cho từ từ. Hãy từ từ để bé làm quenvới kiểu thức ăn mới và mùi vị mới. Bạn không nênép bé ăn trong giai đoạn này. Vẫn tiếp tục dùng những loại vitamin và sữadành cho bà mẹ có thai và nuôi con bú bạn dùngtrước đây.Chăm sóc bé: Hãy kiểm tra độ an toàn của những đồ chơi củabé. Hãy bảo đảm rằng những nút kim loại trongnhững đồ chơi của bé cầm nắm không bong ra cũngnhư những con mắt bằng plastic trong những con thúnhồi bông cũng không bị bung ra. Luôn nhớ rằng bécó thể bỏ chúng vào miệng và bị ngạt thở vì nhữngvật này. Nếu bé có dùng 1 núm vú giả, đừng mắc chúngvào 1 cái vòng đeo quanh cổ bé, nó có thể làm bé bịngạt thở Nếu bé mọc răng trong tháng này, những vòngđể bé cắn cho đỡ ngứa răng nên được giữ trong tủlạnh vì vòng cắn mát làm bé thích và khi vòng cắn hếtmát, bạn hãy đưa cho bé cái mới. Đưa bé đi khám bác sĩ cho đợt tiêm ngừa thứ haivà kiểm tra sức khỏe.