Danh mục

Thành Cổ Loa – Kinh đô của nhà nước Âu Lạc

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 160.68 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành Cổ Loa – Kinh đô của nhà nước Âu Lạc Thành Cổ Loa – Kinh đô của nhà nước Âu LạcThành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nướcÂu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyênvà của nhà nước Vạn Xuân dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.Cổ LoaNăm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.Vị trí địa lýVào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơigiao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùngđồng bằng lẫn vùng sơn địa.Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Sông Hoàng (tức sôngThiếp) là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng vớisông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình.Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi. Đó là vịtrí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy củasông Thái Bình.Qua con sông Hoàng, thuyền bè ngược lên sông Hồng là vào vùng Bắc hay Tây Bắc củaBắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền ra đến biển cả, nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thìqua sông Cầu vào hệ thống sông Thái Bình đến sông Thương và sông Lục Nam.Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xómlàng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dờiđô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạnngười Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùngđồng bằng.Cấu trúc Thành Cổ LoaCổ LoaThành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vàobậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy củangười Việt cổ”.Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao củacác đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thếhai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình.Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kècho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đáhơn các đoạn khác.Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đálà những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thànhđể chống sụt lở.Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện còn 3 vòngthành. Chu vi vòng Ngoại 8km, vòng Trung 6,5km, vòng Nội 1,65km, diện tích trung tâmlên tới 2km2.Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu,lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trongđánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m-5m, có chỗ cao đến 8m-12m. Chân lũy rộng20m-30m, mặt lũy rộng 6m-12m.+ Thành Nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m-12m, chân rộng từ 20m-30m, chu vi 1.650m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngựtriều di quy.Hiện nay, qua cổng làng, cũng là cổng thành Nội là tới đình làng Cổ Loa. Theotruyềnthuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan hội triều nên trong đình còn tấmhoành phi “Ngự triều di quy”. Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa MỵChâu, trong am có một tảng đá hình người cụt đầu, là tượng Mỵ Châu.Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trênnền nội cung ngày trước. Đền này mới trùng tu, tôn tạo đầu thế kỷ XX, có đôi rồng đá ởbậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần.Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng. Trước đền là Giếng Ngọc, tươngtruyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọcsáng bội phần.Nơi đây, có đầy đủ các loại hình di tích: Đình, đền, chùa, am, miếu. Trong đó hàm chứabiết bao giá trị văn hóa Việt Nam qua bao thế hệ.+ Thành Trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, chu vi 6.500m, nơi caonhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc,tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng.+ Thành Ngoại không còn hình dáng rõ ràng, chu vi hơn 8.000m, cao trung bình 3m-4m(có chỗ tới hơn 8m).Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến30m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông,hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là mộtkhu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại ở về phía Tây Nam vàNam. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến Đầm Cả. Conhào này nối với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua cửa Cống Songnối với năm con lạch, vào vòng hào của thành Nội. Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vònghào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi.Theo truyền thuyết, An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sôngHoàng.Giá trị của thành Cổ LoaTrong cấu trúc chung của thành Cổ Loa còn có một yếu tố khác làm phong phú thêmtổng thể kiến trúc này. Đó là những gò đất dài hoặc tròn được đắp rải rác giữa các vòngthành hoặc nằm ngoài thành Ngoại, được dân chúng gọi là Đống Dân, Đống Chuông,Đống Bắn. Các ụ, lũy này được dùng làm công sự, có nhiệm vụ của những pháo đài tiềnvệ, phối hợp với thành, hào trong việc bảo vệ và chiến đấu.Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong côngcuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng cácụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinhđô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh, khi tác chiến.Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: