Danh mục tài liệu

Thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao methanol từ Ngấy hương (Rubus cochinchinensis Tratt.)

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 677.80 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đánh giá thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ cây Ngấy hương thông qua các mô hình bắt gốc tự do DPPH, ABTS và tổng hàm lượng các chống oxy hóa (TAC).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao methanol từ Ngấy hương (Rubus cochinchinensis Tratt.)TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 26, Số 2 (2024) THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA CAO METHANOL TỪ NGẤY HƯƠNG (Rubus cochinchinensis Tratt.) Hoàng Thị Lan Hương1,2, Trần Thị Văn Thi1, Nguyễn Thị Hồng Hạnh1, Bùi Tiến Dũng1, Hồ Thị Diệu Na1, Hoàng Thị Minh Hằng1,3, Nguyễn Thị Anh Trâm1, Lê Trung Hiếu1* 1Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế 3 Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế *Email: lthieu@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 5/9/2024; ngày hoàn thành phản biện: 8/10/2024; ngày duyệt đăng: 01/11/2024 TÓM TẮT Bài báo này đánh giá thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ cây Ngấy hương thông qua các mô hình bắt gốc tự do DPPH, ABTS và tổng hàm lượng các chống oxy hóa (TAC). Hàm lượng tổng các hợp chất phenol, flavonoid, và triterpenoid cũng được xác định. Ở nồng độ 100 µg/mL, cao chiết thể hiện khả năng bắt gốc DPPH trên 80% và ABTS trên 75%, với tổng hàm lượng các chất chống oxy hóa tương đương 226,95 ± 2,51 mg GA/g hoặc 161,03 ± 1,23 mg AS/g. Tổng hàm lượng các hợp chất phenol và tổng flavonoid tương đương 104,62 ± 0,49 mg GA/g và 79,42 ± 0,41 mg QE/g, hàm lượng tổng triterpenoid là 53,51 ± 1,04 mg AO/g. Lần đầu tiên, tổng hàm lượng triterpenoid trong loài Ngấy hương được công bố. Kết quả so sánh cho thấy cây Ngấy hương là nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên có tiềm năng, ứng dụng trong y sinh học. Từ khóa: chống oxy hóa, tổng triterpenoid, DPPH, ABTS, Ngấy hương.1. MỞ ĐẦU Các hợp chất chuyển hóa thứ cấp của thực vật, bao gồm phenol, flavonoid,alkaloid và terpenoid, không chỉ đóng vai trò trong các quá trình sinh lý của thực vật(giúp thực vật phát triển, bảo vệ và thích nghi với môi trường) mà còn thể hiện nhữngtác dụng có lợi đối với sức khỏe con người. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằngstress oxy hóa là một trong những yếu tố chính góp phần gây ra nhiều bệnh lý mãn tínhvà thoái hóa, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư, Alzheimer, bệnhParkinson, rối loạn chức năng miễn dịch và các quá trình thoái hóa liên quan đến lão 1Thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao methanol từ ngấy hương …hóa [1]. Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính chống oxy hóa đã thu hút sự quan tâm đángkể từ cộng đồng nghiên cứu do tiềm năng của chúng trong điều trị các bệnh lý khácnhau. Đặc biệt, hoạt tính chống oxy hóa được coi là một yếu tố quan trọng trong việcgiải thích các hoạt tính sinh học khác. Ngấy hương, còn được biết đến với các tên gọi khác như cây ngấy, ngấy chĩa lá,đũm hương, hoặc cây tu hú, có tên khoa học là Rubus cochinchinensis Tratt. Đây là loàicây bụi, sống dựa vào các cây khác và phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Á, đặc biệt làtại Việt Nam, Lào, Campuchia và miền nam Trung Quốc. Trong y học cổ truyền, Ngấyhương được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như thấp khớp, bầm tím, viêm gan, vàvàng da. Theo quan điểm của hóa dược hiện đại, loài cây này đã được nghiên cứu và sửdụng trong điều trị các bệnh liên quan đến tác dụng chống oxy hóa, tiểu đường…[2], [3]. Mặc dù Ngấy hương (Rubus cochinchinensis Tratt.) có sự phân bố khá rộng rãi,song qua tham khảo tài liệu, chúng tôi chưa tìm thấy các nghiên cứu về thành phần hóahọc và hoạt tính chống oxy hóa của loài cây này. Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu đó,trong bài báo này, chúng tôi tiến hành đánh giá thành phần hóa học và hoạt tính chốngoxy hóa của cao chiết từ cây Ngấy hương. Nghiên cứu được thực hiện thông qua các môhình đánh giá hoạt tính chống oxy hóa in vitro, cùng với việc xác định hàm lượng tổngphenol, tổng flavonoid và tổng triterpenoid trong cao chiết.2. THỰC NGHIỆM2.1. Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị Ngấy hương được thu hái tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, huyện Phú Lộc, tỉnh ThừaThiên Huế và được định danh bởi ThS. Nguyễn Việt Thắng (Khoa Sinh học, Trường Đạihọc Khoa học, Đại học Huế). Tất cả hóa chất đều đạt tiêu chuẩn phân tích: Na2CO3, NaOH, NaNO2, AlCl3,H2SO4 (Trung Quốc); (NH4)2MoO4, Gallic acid, Quercetin (Sigma – Aldrich); Folin –Ciocalteu, DPPH (Merck). Thiết bị chính được sử dụng là máy quang phổ Jasco V-630 (Nhật Bản).2.2. Xử lý mẫu và tách chiết cao Mẫu sau khi thu hái, được sấy khô ở 60°C và xác định độ ẩm bằng phương phápkhối lượng. Mẫu nguyên liệu khô (3 gam) được chiết với dung môi methanol bằng kỹthuật chiết rắn – lỏng. Các thông số chiết tương ứng: tỷ lệ mẫu: thể tích dung môi (g/mL)1:25, thời gian chiết (giờ): 3, số lần chiết (lần): 3 và nhiệt độ sôi của dung môi. Mẫu đượclàm lạnh đến nhiệt độ phòng, lọc và gộp dịch chiết, sau đó tiến hành cô quay chân khôngvà thu được cao toàn phần. 2TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 26, Số 2 (2024)2.3. Phương pháp xác định tổng khả năng chống oxy hóa (TAC) theo mô hìnhphosphor molybden Tổng khả năng chống oxy hóa (Total Antioxidant Capacity – TAC) của mẫu đượcxác định thông qua đánh giá khả năng cho electron của mẫu, dựa trên phản ứng khửMo(VI) thành Mo(V), tạo phức màu xanh lá cây trong môi trường acid. Cao chiết đượchòa tan trong methanol vừa đủ, sau đó 0,3 mL dung dịch chiết được thêm vào 3 mLdung dịch thuốc thử (bao gồm H₂ ...