Phần lớn các loại bệnh thần kinh khi phát hiện ra là đã muộn bởi nó không có dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài. Qua nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học Mỹ và Israel vừa tìm ra một phương pháp chẩn đoán bệnh qua sự thay đổi phát âm và âm thanh khi phát âm. Đây là phương pháp thử test rất mới có khả năng đo được âm thanh mà tai người không thể nghe thấy. Một khi cơ bắp bị đau, bị run hoặc mất cân bằng thì âm thanh phát ra cũng thay đổi theo....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thay đổi giọng nói - Dấu hiệu mắc bệnh Parkinson Thay đổi giọng nói - Dấu hiệu mắc bệnh ParkinsonPhần lớn các loại bệnh thần kinh khi phát hiện ra là đã muộn bởi nó không có dấu hiệuthể hiện ra bên ngoài. Qua nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học Mỹ và Israel vừa tìm ramột phương pháp chẩn đoán bệnh qua sự thay đổi phát âm và âm thanh khi phát âm. Đâylà phương pháp thử test rất mới có khả năng đo được âm thanh mà tai người không thểnghe thấy. Một khi cơ bắp bị đau, bị run hoặc mất cân bằng thì âm thanh phát ra cũngthay đổi theo. Lý do, các tế bào não đã bắt đầu bị ảnh hưởng. Phương pháp này sẽ đượcdùng để kiểm chứng khả năng mắc bệnh ở nhóm người có tiền sử hoặc cũng có thể ápdụng đại trà cho nhóm người từ 80 tuổi trở lên, theo đó nếu phát hiện sớm người ta có thểcan thiệp làm giảm được tới khoảng 60% tổn thương tế bào trong vùng não - nơi đảmnhận chức năng điều khiển hành vi con người.Parkinson là căn bệnh thần kinh gây phá hủy tế bào não - nơi tiết ra thông tin hóa chất cótên là dopamine thực hiện chức năng điều khiển các hoạt động của cơ thể. Phương pháptrên đã được thử nghiệm ở 38 người mắc bệnh Parkinson và 14 người khỏe mạnh cho kếtquả rất khả quan. Hy vọng trong tương lai người ta sẽ ứng dụng nó để phát hiện nhanhbệnh đồng thời đưa ra những giải pháp điều trị mới mang tính hiệu quả cao.Bệnh parkinson ở người cao tuổiBệnh parkinson được mô tả lần đầu tiên ở những người cao tuổi. James Parkinson(1817) gọi đây là bệnh liệt rung, charcot (1886) nhấn mạnh rằng đây không phải làbệnh lão hóa mà là một bệnh của tuổi già.Các triệu chứng chính của bệnhRun là biểu hiện thường thấy ở người mắc bệnh Parkinson. Đây là động tác bất thườngkhông hữu ý, xuất hiện ở đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân, cũng có thể ở mặt, môi dưới,lưỡi, hàm dưới, cằm... Run đầu chi xuất hiện sớm rồi dần dần lan xuống gốc chi và khutrú ở một bên trong cơ thể trong những năm đầu. Những biểu hiện này thường khởi phátlặng lẽ, âm thầm. Có khi khởi phát run tương ứng với vị trí khu trú của một chấn thương.Cũng có khi bệnh nhân hoàn toàn không bị run (20%).Hội chứng tăng trương lực cơ biểu hiện ở sự tăng trương lực cơ quá mức, khi đứng vững,nhất là bệnh nhân có tư thế nửa gập, khi đã có một tư thế nào đó thì khó buông thả ra, sờnắn vào bắp cơ bao giờ cũng cứng và căng. Mức độ co duỗi của cơ bắp giảm, biểu hiện rõnhất ở khớp lớn. Những động tác bẩm sinh như: chớp mắt, ngáp, nhai, nuốt, những độngtác biểu lộ cảm xúc ở vẻ mặt, chân tay, cử chỉ và những động tác phối hợp bị rối loạn. Dođó, bệnh nhân có dáng bộ sững sờ, bất động, không có động tác hồn nhiên. Vẻ mặt nhưngười mang mặt nạ, ít chớp mắt, nhai, nuốt chậm chạp, ngáp, cười, khóc cũng bị trở ngại.Các động tác thứ phát nói chung không mất nhưng đều trở ngại. Khi đi, khởi động chậm,có khi do dự khá lâu. Lúc đã bước thì rất nhanh như chạy theo trọng tâm của mình, về tưthế có thể là tư thế gập và tay không ve vẩy. Đã đi rồi muốn ngừng không được và rấtkhó kết thúc động tác, cho nên cũng có khi đâm vào tường. Lời nói bắt đầu chậm chạp,mất âm điệu, có khi nói rất nhanh. Khi viết khởi đầu chậm chạp ngập ngừng, chữ viếtngày càng nhỏ đi. Các động tác khác như: ăn, đan len... cũng chậm chạp. Động tác cànghữu ý bao nhiêu, càng bị cản trở bấy nhiêu, động tác có thể bị ngắt quãng hoặc bị ngừnglại, thê hiện tính thiếu nhịp nhàng trong vận động. Mặt khác, do ảnh hưởng của cảm xúccó thể diễn ra những động tác bất thường. Thông thường, bệnh nhân bị ít xúc cảm nhưngnếu bệnh nhân bị xúc cảm mạnh như vui mừng hoặc giận dữ, có những động tác rất linhhoạt. Giảm động tác là một trong nhóm triệu chứng phức tạp, trên lâm sàng có khi chỉthấy triệu chứng này mà không kèm triệu chứng run.Các triệu chứng khác:Rối loạn cảm xúc: không bị rối loạn cảm giác khách quan, thường loạn cảm và đau đớn.Nhiều trường hợp không chịu được nóng.Rối loạn phản xạ: phản xạ gân xương nhạy, phản xạ mũi, mi mắt tăng.Triệu chứng mắt: không có rung giật nhãn cầu. Những biểu hiện co mi mắt, cơn quay mắtcó thể gặp ở các bệnh nhân có tiền sử viêm não.Rối loạn thần kinh thực vật: ra nhiều mồ hôi, tiết nhiều nước bọt, tăng tuyến bã, táo bón,phù, tím đầu chi.Rối loạn tâm thần: không có biểu hiện sa sút tâm thần, hoạt động tâm thần chậm chạp, córối loạn tình cảm nhất là phản ứng trầm cảm (30-90%).Các thể lâm sàng khác: rối loạn trương lực tư thế có các động tác bất thường. Rối loạn ởmắt, tiểu não, tiền đình như mi mắt chớp luôn luôn, mất động tác giao nhãn cầu, cơn quaymắt phối hợp với cơn quay đầu.Nguyên nhân gây bệnhSau viêm não: cổ điển là bệnh Von Economo, một số viêm não B, bệnh giang mai.Sau chấn thương: xảy ra ở vận động viên, làm chảy máu ở các nhân xám trung ương.Parkinson do di truyền, do u vùng đường não giữa, bệnh Wilson do thâm nhiễm đồng ởgan và não, do có bệnh ở mạch máu.Bệnh Parkinson có thể điều trị bằng cả nội khoa và ngoại khoa. Bệnh không có điều trịdự phòng, chỉ dự phòng các biến chứng. Thầy thuốc điều trị phải nhấn mạnh tới các vấnđề sau:Thể lực: tập thể dục, điều trị vận động, đi lại.Điều trị tâm thần: sự chăm sóc của gia đình. ...
Thay đổi giọng nói - Dấu hiệu mắc bệnh Parkinson
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 126.77 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh Parkinson thuốc và sức khỏe phương pháp chữa bệnh cách dùng thuốc lời khuyên chữa bệnhTài liệu có liên quan:
-
Một số loại thuốc gây rối loạn vận động
6 trang 235 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 189 0 0 -
Đông Y Châm Cứu - DU HUYỆT VÀ PHÂN LOẠI DU HUYỆT
16 trang 46 0 0 -
4 trang 37 0 0
-
Diện chuẩn điều kiện liệu pháp: Phần 1
108 trang 35 0 0 -
Bài giảng Dược lâm sàng 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
59 trang 34 0 0 -
Điều trị bệnh COPD như thế nào?
5 trang 34 0 0 -
BÁO CÁO MÔN THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI NHÀ THUỐC THIÊN ÂN
58 trang 33 0 0 -
Quá trình tồn tại và phát triển của HIV
4 trang 32 0 0 -
Bài giảng Dược lý 3: Sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer - Mai Thị Thanh Thường
74 trang 31 0 0