Danh mục tài liệu

Thầy Khiển

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 151.71 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đó là những năm giữa của cuộc Kháng chiến chống Pháp chín năm. Cả nước sau chiến dịch biên giới năm 1950 thắng lợi, rầm rộ chuyển sang giai đoạn tổng phản công dành thắng lợi hoàn toàn. Xã tôi ở bên này con sông Thi đối ngạn là cả một vùng tề, bên kia, bông nhiên như trở thành tấm gương đại diện, mọi mặt từ đi dân quân, đóng thuế nông ngiệp đến học tập văn hóa đều phát triển mạnh mẽ lắm. Riêng về giáo dục, hơn hẳn các xã xung quanh, xã tôi năm nay có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thầy Khiểnvietmessenger.com Ma Văn Kháng Thầy KhiểnĐó là những năm giữa của cuộc Kháng chiến chống Pháp chín năm. Cả nước sau chiếndịch biên giới năm 1950 thắng lợi, rầm rộ chuyển sang giai đoạn tổng phản công dành thắnglợi hoàn toàn.Xã tôi ở bên này con sông Thi đối ngạn là cả một vùng tề, bên kia, bông nhiên như trở thànhtấm gương đại diện, mọi mặt từ đi dân quân, đóng thuế nông ngiệp đến học tập văn hóa đềuphát triển mạnh mẽ lắm. Riêng về giáo dục, hơn hẳn các xã xung quanh, xã tôi năm nay cóhơn 30 học trò tốt ngiệp kỳ thi tiểu học, được chuyển lên cấp học trên. Hơn 30 học trò vàonăm thứ nhất trung học, hẳn nhiên xã tôi phải cố gắng mở trường cấp hai rồi. Cái thuận đểmở trường cấp hai còn là vì ông Chiên, phó chủ tịch xã tôi xuất thân chèo đò ngang, tínhtình táo tợn lại có ông anh tên Sự mới được đề bạt phó ty giáo dục. Ông Sự làm nghề nôngnhưng những ngày nông nhàn xách túi đồ nghề đi chữa đèn bin, kính bút, mồm miệng nhưcái tôm cái tép, thấm nhuần câu: Một người làm quan cả họ được nhờ, ủng hộ quyết liệt việcnày. Ông nói: Xét theo quan điểm nịch sử thì mở trường cấp hai ở đây nà có ný . Ông phóty nói ngọng muốn nói đến sự phát triển kinh tế, xã hội ở xã tôi. Xã tôi trời cho địa lợi, trênbến dưới thuyền, từ lâu đã hình thành một dẫy phố và một khu chợ buôn bán tấp nập; từngày phân đôi chiến tuyến ta-địch, chẳng hề suy giảm, trái lại, lại như được kích thích, trởthành cửa ngõ giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa hai vùng. Giờ thì đêm đêm dân buôn từvùng tề bơi thuyền, lội sông sang, nườm nượp kẻ bán người mua dưới ánh đèn măng-xôngxanh ngời. Nhìn phố xá tụ hội đông vui chẳng hề biết đến bom đạn đã có lúc ông Chiên xạmmặt choắt, gầm ghè cảnh cáo dân chúng rằng: Đừng tưởng bở! Tây nó dùng nơi này đểnuôi cấy Việt gian và vỗ béo các vị đấy. Rồi có ngày nó cho máy bay đến làm cỏ sạch sanhcho các vị xem!Việt gian tức là bọn điệp ngầm. Chẳng những thế, với từ đó, ông Chiên còn ám chỉ nhữngkẻ từ bên kia sang, định cư làm ăn, buôn bán ở phố làng này. Phố làng này là nơi qua lạicông khai của cả hai bên, và với người dân vùng tề thì đâu chả là đất nước mình, đâu tìmđược đất lành là cứ việc đậu, họ có nghĩ có ngày nằm trong vòng nghi ngại của ông Chiên.Trong số những người từ vùng địch chiếm sang đây ăn ở cùng đợt, tôi nhớ có ba người.Một người dắt cái xe đạp cuốc, đưọc giới thiệu là cua-dơ vô địch vòng đua quanh ĐôngDương trước cách mạng. Một người béo lùn mặc áo da, vai khoác khẩu súng săn hai nòng,đi xe mô-tô, có chị vơ tóc phi-dê mở cửa hàng bán thuốc Tây. Và một người nữa dáng mảnhkhảnh, đeo kính cận, có bà vợ già hơn tuổi làm nghề may. Đến đây, người thứ nhất mở cửahàng sửa xe đạp. Ông thứ hai thường đi mô-tô tới chân núi săn bắn chim muông, cầy cáo.Còn nguời cận thị, khi xã tôi mở trường cấp 2 thì chở thành htầy giáo Khiển của chúng tôi.Thầy giáo Khiển từ vùng địch chạy ra, vốn là giáo học, được mời làm giáo viên kiêm hiệutrưởng trường cấp 2 của xã. Trường chỉ có độc một mình thầy, thầy dạy tất cả các môn từtoán, lý, hóa đến văn, sử, địa, vẽ, nhạc.- E hèm chúng ta làm quen với nhau nào.Tôi vẫn nhớ như in buổi đầu thầy vào lớp. Thầy nhấp nháy hai con mắt trẻ trung, ngịchngợm sau làn kính cận nhìn chúng tôi, lũ thiếu niên quê mùa, từ mười một mười hai tuổinhư tôi đến loại lộc ngộc mười sáu mười bẩy tuổi, cười cười đi giữa hai hàng bàn, bảo từngngười đứng lên, tự giới thiệu mình; tới lượt anh Ngôn lớp trưởng mười bẩy tuổi, thấy anh đỏmặt, nhú nha nhú nhí nói rằng anh đã có vợ, thầy liền vỗ vai anh, cười xòa:- Có gì mà ngượng! Trước sau hỏi rằng có ai thoát được cuộc sống lứa đôi?Thầy bảo: chính thầy cũng lấy vợ năm 16 tuổi đó là tệ tảo hôn! Thầy kể: 12 tuổi. Bố mẹ dẫnđi xem mặt vợ, lúc về hỏi: Mày thấy nó thế nào? Thầy ngơ ngẩn hỏi: cái gì cơ ạ? Đêm tânhôn, thầy leo lên gác chuồng trâu trốn biệt. Hôm sau ông cậu đến, phân giải điều hay lẽ phải,rồi bảo: Đêm nay cháu cứ vào nằm cùng giường với nó. Đàn bà ấy vậy mà nó có nhiều cáihay lắm cháu ạ. Thầy bị đẩy vào buồng cô dâu, nhưng thầy leo lên cái bàn ngủ suốt đêm.Cứ thế một tháng liền, cho đến khi cô dâu tủi thân đòi bỏ về nhà bố mẹ, mưu mô của thầymới bại lộ. Thế là thầy lâm cảnh đành phải nhắm mắt đưa chân lúc tắt đèn. Và bây giờ thầymới 28, mà đã một trai hai gái, người tóp như cành củi khô, còn bà vợ 34 xổ ra như cái đụnrạ. ấy, cái sự béo của bà ấy giải thích cái sự gầy của tôi, các em à. Thầy gãi tai, giả vờngượng nghịu, thanh minh cho cái thể trạng gầy còm của mình.Con trai nhà quê sớm phát triển tính tò mò, nghe chuyện thầy khoái lắm. Chuyện lan ra làngphố, ai cũng bảo thầy Khiển là người vui tính; người vui tính thường là người tốt bụng. Còndưới con mắt lũ học sinh quê mùa chúng tôi, thầy hiện ra tài giỏi như một bậc thánh nhân.Lĩnh vực nào thầy cũng tinh thông, tỏ tường. Lịch sử Đông Tây kim cổ thầy làu làu. Động tớicái gì thầy cũng có thể đào sâu tới tận gốc rễ. Đã sâu sắc thầy l ...