Thông tin tài liệu:
Tang thương là sông mang phù sa ngàn năm làm cho nơi xưa là biển nay đã hóa nương dâu, Thế gian biến cải vũng nên đồi. Tang thương cũng đồng nghĩa là đau khổ, tan hoang cùng cực. Đời người ta chỉ là một màu hữu hạn tí xíu trong vô hạn thời gian nhưng lại là một cuộc tang thương, thậm chí là “bể khổ” khôn cùng “nào biết bến bờ là đâu”. Thân người ta chỉ là một hạt cát vũ trụ ngẫu nhiên vô nghĩa lý. Vậy mà mắt luôn ngước nhìn chiêm nghiệm bầu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THẾ GIAN - BIẾN CẢI HAY BẤT BIẾN?THẾ GIAN - BIẾN CẢI HAY BẤT BIẾN? TRẦN TUẤN-Chúng ta từ đâu tới - sơn dầu, 2011Tang thương là sông mang phù sa ngàn năm làm cho nơi xưa là biểnnay đã hóa nương dâu, Thế gian biến cải vũng nên đồi. Tang thươngcũng đồng nghĩa là đau khổ, tan hoang cùng cực. Đời người ta chỉ làmột màu hữu hạn tí xíu trong vô hạn thời gian nhưng lại là một cuộctang thương, thậm chí là “bể khổ” khôn cùng “nào biết bến bờ là đâu”.Thân người ta chỉ là một hạt cát vũ trụ ngẫu nhiên vô nghĩa lý. Vậy màmắt luôn ngước nhìn chiêm nghiệm bầu trời và tâm hồn trí thức luônđặt những câu hỏi không lời đáp như Gauguin từng vật vã trong tranhTa từ đâu tới? Ta là gì? Ta đi đâu?The World - Thế Gian của Trần Tuấn cũng là tham vọng đại tự sự siêuhình ám ảnh. Thế gian chật ních, không có quang cảnh nào trừ một khebiển hun hút tối rầm, một đám ngân hà-bụi vũ trụ một đám mây bomnguyên tử và một vầng sao lóe sáng. Ken sát bên nhau là những gươngmặt đầu người như các bức tượng khổng lồ chỉ có thể chụp ảnh vàngước nhìn từ phía dưới. Mở đầu là sự mù lòa với bàn tay chỉ về đâu đó- không biết. Cuối cùng là một mặt cười trẻ thơ. Dằng dặc là hoangmang, đau khổ, sợ hãi, bất công... được tra vấn qua các gương mặt giáochủ, triết gia, danh nhân, triệu phú, con quỷ và chính tác giả... Các chủthể muốn trả lời các câu hỏi thiên thu. (tiếc rằng không thể trưng bàyđầy đủ). Chen vai thích cánh họ là Nhân gian - chúng sinh - người đờiđược đại diện chỉ bằng các gương mặt nhi đồng trong sáng, hồn nhiênvô tội và nhờ thế phản ánh cô đọng các trạng thái thực của thế gianchăng! Đời người tựu chung có vậy. Thế gian biến cải đấy mà bất biếnlà thế! Nỗi “thiên cổ sầu” bị phóng đại thô sơ hay một tiếng gào thốngthiết hòng lay tỉnh nhân tâm?Trần Tuấn vốn là họa sĩ duy mỹ, ưu ái cái đẹp của những “tiểu tự sự -con trẻ, làng xóm, ao sen, luống hoa cùng ám ảnh mỹ nhân mơn trớn...Thế giới ấy thường được cố tình lãng mạng hóa. Nâng niu kỹ tính từngnét bút, ánh màu, từng chi tiết bê mặt sơn dầu. Hơn hai mươi năm tranhcủa họa sĩ mấy lần thay đổi trong triền miên sáng tác nhưng lần nàynhư khác hẳn cả về chủ đề và bút pháp? Có thể, trên bề mặt, kết cấu vàkhuôn khổ... là vậy nhưng những biến cải ấy không bất ngờ với ai từngbiết tác giả: Năm 1981 đã có bức Đi về đâu? bi phẫn về số phận ngườiphụ nữ Cam-pu-chia thời diệt chủng, năm 1984 là bộ ba gửi Triển lãmTrẻ toàn Quốc lần thứ I về cuộc đời trầm luân gắn với chìm nổi chínhtrị, chiến tranh, bạo lực, độc tài v.v.. Những chùm rễ rườm rà của suytư triết - mỹ, đau đời vẫn chìm khuất dưới vòm lá xinh tươi nhẹ nhàngthân ái nay nổi lên, trơ ra thân rễ xù xì, đồ sộ, di dạng... muốn trực diện,gây sốc, bức bối và khó chịu. Không cho người xem né tránh tráchnhiệm phải tìm câu trả lời cho các câu hỏi không lời đáp. Tất nhiêndưới ảnh hưởng không tránh được của thẩm mỹ “đương đại -contemporary”!.(Triển lãm cá nhân lần thứ 6. “Nhân gian” của họa sĩ Trần Tuấn tại Bảotàng Mỹ thuật Việt Nam từ 23/12/2011 đến hết 27/12/2011).NGUYỄN QUÂN