Bà Thiên Y A Na Tháp Bà có tên chính thức là Kalan Po Nagar (Tháp Po Nagar), tức đền tháp thờ thần Po Nagar (tiếng Chăm là Yan Po Nagar). Thật ra Po Nagar không phải là một vị thần Ấn giáo, mà là Nữ vương thời Chiêm Thành còn mang tên Hoàn Vương Quốc (646-653). Theo lời truyền tụng Nữ vương có nhiều công lao xây dựng vương quốc phồn thịnh (lúc đó Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ Bắc thuộc), theo tập tục tín ngưỡng bản địa được người Chăm tôn lên làm thần chủ về...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiên Y A Na và Tháp Bà – Po Nagar
Thiên Y A Na và Tháp Bà – Po
Nagar
Bà Thiên Y A Na
Tháp Bà có tên chính thức là Kalan Po Nagar (Tháp Po Nagar), tức đền tháp thờ
thần Po Nagar (tiếng Chăm là Yan Po Nagar). Thật ra Po Nagar không phải là một
vị thần Ấn giáo, mà là Nữ vương thời Chiêm Thành còn mang tên Hoàn Vương
Quốc (646-653). Theo lời truyền tụng Nữ vương có nhiều công lao xây dựng vương
quốc phồn thịnh (lúc đó Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ Bắc thuộc), theo tập tục tín
ngưỡng bản địa được người Chăm tôn lên làm thần chủ về đất đai và nông nghiệp
hay Bà Mẹ Xứ Sở. Danh tính này được bác sĩ Trần Văn Ký thừa nhận:: “Trên các
bia ký lưu lại ở tháp, nếu ghi bằng chữ Phạn cổ thì tên của Bà là Bhagavati
Kautharesvati, và ghi bằng chữ Chàm thì gọi đầy đủ là Yang Po Inư Nagar, theo đó
thì “Yang” là Thần; “Pô” là tôn kính, là ngài; Inư là Mẫu, là mẹ; và Nagar: xứ sở,
đất nước.” [Tháp Bà Nha Trang và Lược Sử Chiêm Thành], Khi người Việt chiếm
đất Chiêm Thành, nữ thần này được thừa nhận tương tự như Chúa Nguyễn Hoàng
thừa nhận Bà Thiên Mụ ở Huế vậy. Từ đó Nữ thần có thêm tên là Y A Na (trại từ
(Po Nagar) và theo tập quán thời Nguyễn vua sắc phong thêm chữ Thiên nên gọi là
Thiên Y A Na.
Bà Đen – Thiên Y A Na Ngọc Diễn Phi
(Tượng thờ ở Tháp Bà Po Nagar – Nha Trang)
Thần tích của Nữ thần theo thời gian được Việt hóa, đến năm 1856 Phan Thanh
Giản cho khắc một bia đá được dựng ở tháp, toàn văn bài bia Tháp cổ Thiên Y đã
được chép lại vào sách Đại Nam Nhất Thống Chí, đại ý bài văn như sau: “Xưa trong
vùng Đại Điền có hai vợ chồng già trồng dưa hấu sinh sống. Khi dưa chín thì về đêm
cứ bị phá trộm. Ông lão rình và thấy một cô gái mới lớn dùng dưa để đùa giỡn dưới
trăng. Ông lão vặn hỏi thì biết là trẻ mồ côi bèn đem về làm con nuôi, và hai vợ
chồng rất thương yêu cô gái. Một ngày mưa lụt lớn, nhớ chốn cũ ở Tam thần Sơn,
cô nhập vào một khúc gổ kỳ nam đang trôi về phương bắc. Dân phương bắc thấy gỗ
thơm trôi giạt đua nhau gắng sức kéo về nhưng không nổi. Thái tử đang ở tuổi 20,
con của vua cai trị nghe tin liền tìm đến bãi biển và lạ thay một mình khuân được gỗ
về cung. Từ đấy thường vỗ về cây kỳ nam và bồi hồi ngẩn ngơ. Bỗng một đêm thấy
có bóng một cô gái diễm kiều hiện ra, thái tử vội nắm tay giữ lại gặn hỏi và biết
được sự tích. Thái tử tâu rõ mọi chuyện với vua cha và được vua cho kết hôn. Hai
vợ chồng sinh được hai đứa con, trai tên là Trí và gái là Quý. Một thời gian sau lại
nhớ chốn cũ ở phương nam, vợ thái tử dắt hai con nhập vào gỗ kỳ nam trôi về cửa
Cù Huân, rồi lần về núi Đại Điền nhưng ông bà lão trồng dưa đã qua đời. Bà liền
lập đền thờ. Từ đó bà dạy dân trong vùng biết cách trồng lúa. Về sau Bà còn cho
đục đá ở núi Cù Lao tạc tượng bà, rồi giữa ban ngày bà thăng thiên biến mất. Thái
tử mãi sau cho người kéo thuyền đi tìm vợ, nhưng bọn người này khi đến cửa Cù
Huân lại hiếp đáp dân lành và khinh miệt linh tượng, nên chợt có một trận cuồng
phong nổi lên đánh úp thuyền biến thành một tảng đá to. Từ đó dân làng thấy Bà
hiển linh thường cỡi voi trắng đi dạo trên đỉnh núi với tiếng sấm vang động. Có khi
bà cỡi tấm lụa bay giữa không trung hay cỡi cá sấu trong vùng dảo Yến, núi Cù.
Dân trong vùng bèn xây tháp thờ trên núi Cù Lao, cầu khấn việc gì cũng linh ứng.
Tháp giữa thờ Chúa Tiên (tức Thần Thiên Y), tháp bên trái thờ vợ chồng lão trồng
dưa, bên phải thờ thái tử. Phía sau lập đền nhỏ thờ hai người con. Người Chàm tôn
Bà là Ana Diễn Bà Chúa Ngọc Thánh Phi. Triều Nguyễn phong tặng Hồng Nhân
Phổ Tế Linh Ứng Thượng Đằng Thần và cử ba người dân làng Cù Lao làm Từ
phu.” Triều đình dựa vào đó sắc phong cho Nữ thần với mỹ danh Thiên Y A Na
Diễn Ngọc Phi Thượng đẳng thần và gia phong Hồng nhơn phổ tế linh ứng Thượng
đẳng thần
Linga (ở Tháp Bà)
Thần vật của Tháp Bà giáo
Tập San Bạn Huế Cổ (Bulletin des Amis du Vieux Hué) cũng dịch lại điển tích trên
và nói thêm trước các ngọn tháp có một bia ghi chữ tượng hình chính người bản địa
vẫn không hiểu viết gì (Bài Histoire de la Déesse Thien-Y-A-Na par Đào Thái
Hành). Và cũng trong Tập san này, Sallet (avril-juin 1923) có chú thêm ở Đa Hòa,
Điện Bàn, Bà còn có danh hiệu “Chúa Ngọc Ngạn Thượng Sơn Thần”, có hai người
con trai là Cậu Quý và Cậu Tài. (dẫn từ Le Culte des Pierres của A. Cadière).
Nhưng dân gian ở miền Trung lại hay gọi Bà Đen, tên gọi này dễ có sự nhầm lẫn với
một Bà Đen khác ở miền Nam. Bà Đen ở miền Nam được thờ ở núi mang cùng tên
thuộc tỉnh Tây Ninh được triều Nguyễn sắc phong là Linh Sơn Thánh Mẫu.
Tuy cùng tên gọi nhưng là hai nữ thần khác nhau. Bà Đen ở Tây Ninh, do Lê Văn
Duyệt trình tấu xin triều đình sắc phong, có thần tích đại khái như sau: “Xưa trên
núi Bà Đen, lúc ấy còn gọi là núi Một vì quanh vùng trơ trọi hòn núi này, có một
tượng Phật rất to. Người người thường lên viếng Phật, trong đó có một tiểu thư tên
là Lý Thị Thiên Hương, tuy là phận gái nhưng văn hay võ giỏi. Thiên Hương có
nhan sắc và trong làng có chàng trai tên Lê Sĩ Triết đem lòng yêu thương. Vì có sắc
...
Thiên Y A Na và Tháp Bà – Po Nagar
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 711.31 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thiên Y A Na tháp bà Po Naga nghệ thuật điêu khắc điêu khắc Việt Nam nghệ thuật hội họa tác phẩm mỹ thuậtTài liệu có liên quan:
-
6 trang 268 0 0
-
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 204 1 0 -
The laws of black and white - Nguyên lý hội họa đen trắng: Phần 2
155 trang 117 2 0 -
Điêu khắc thời Trần (1225 – 1400)
17 trang 87 0 0 -
4 trang 62 0 0
-
7 trang 62 1 0
-
16 trang 60 0 0
-
9 trang 59 0 0
-
Điêu khắc Việt Nam: Vật vã tìm chỗ đứng
8 trang 59 0 0 -
16 trang 59 0 0