Danh mục tài liệu

Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ lụa hạt lạc rang tự động LR-K50

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 932.20 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công nghệ chế biến nông sản ngày càng phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Việc chế biến đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp nói chung và từ lạc nói riêng là hết sức cần thiết. Do đó, việc nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ lụa hạt lạc rang LR-K50 làm việc theo nguyên lý khí động với năng suất 50 kg/h có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao giá trị sản xuất lạc hiện nay ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ lụa hạt lạc rang tự động LR-K50 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kỹ thuật và Công nghệ; ISSN 2588–1175 Tập 127, Số 2A, 2018, Tr. 19–29; DOI: 10.26459/hueuni-jtt.v127i2A.4939 THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY BÓC VỎ LỤA HẠT LẠC RANG TỰ ĐỘNG LR-K50 Giản Tư Hòa1, Nguyễn Quang Lịch2, Trần Võ Văn May2, Trần Đức Hạnh2, Phan Tôn Thanh Tâm2 1 Trường Cao đẳng Cơ điện – Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ 2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tóm tắt: Công nghệ chế biến nông sản ngày càng phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Việc chế biến đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp nói chung và từ lạc nói riêng là hết sức cần thiết. Do đó, việc nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ lụa hạt lạc rang LR-K50 làm việc theo nguyên lý khí động với năng suất 50 kg/h có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao giá trị sản xuất lạc hiện nay ở Việt Nam. Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy LR- K50 đã xác định được một số thông số cơ bản của máy như buồng bóc dạng hình trụ kích thước 200 × 250 × 2 mm, chiều dài × chiều rộng × chiều cao tương ứng là 760 × 560 × 1200 mm. Kết cấu máy đơn giản, gọn nhẹ, dễ di chuyển, làm việc ổn định và năng suất phù hợp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy máy LR-K50 có năng suất đạt 40–60 kg/h tùy theo loại lạc và áp suất dòng khí cung cấp. Máy làm việc ổn định và có hiệu suất bóc vỏ hạt lạc rang cao đạt 96,2% khi áp suất dòng khí cung cấp 7 bar và góc đặt đầu phun nghiêng 45° so với thành của buồng bóc. Từ khóa: lạc rang, máy bóc vỏ lạc, LR-K50, chế tạo máy 1 Đặt vấn đề Việt Nam là một trong những nước nước có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản của nước ta ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng đạt kim ngạch xuất khẩu 36–37 tỷ USD năm 2017 [1]. Có được thành tựu đó là do sự đa dạng về sản phẩm sản xuất nông nghiệp từ cây trồng đến vật nuôi. Chính vì vậy, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp vẫn là ngành đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay và trong những năm tới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Việt Nam có giá trị nông sản thấp hơn so với các nước khác như Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia. Nguyên nhân chính là do công nghệ chế biến chúng ta còn hạn chế [2]. Công nghệ và các cơ sở chế biến nông sản của Việt Nam trong thời gian dài ít được quan tâm đầy đủ: một phần do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên trình độ công nghệ thấp và chậm được đổi mới và tổn thất sau thu hoạch còn cao. Để nâng cao các giá trị các sản phẩm nông sản nhằm tăng giá trị tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của các loại sản * Liên hệ: quanglichckcn@huaf.edu.vn Nhận bài: 14–8–2018; Hoàn thành phản biện: 17–8–2018; Ngày nhận đăng: 4–9–2018 Giản Tư Hòa và Cs. Tập 127, Số 2A, 2018 phẩm này, ngoài việc thay đổi giống cây trồng và kỹ thuật canh tác thì việc chế biến lạc sau thu hoạch đóng vai trò quan trọng. Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây thực phẩm được nhiều quốc gia trên thế giới trồng và nhu cầu ngày càng mở rộng phát triển sản xuất. Điều kiện đất đai và khí hậu của Việt Nam rất phù hợp cho cây lạc sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, công nghệ chế biến lạc hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và nhiều công đoạn còn đang thực hiện bằng thủ công. Các nghiên cứu trong nước chỉ tập trung vào các công đoạn thu hoạch, bóc vỏ và sấy lạc nhân. Gần đây sản phẩm lạc rang chế biến từ lạc nhân để ứng dụng trong công nghệ chế biến bánh kẹo đang được tiêu thụ và có thị trường rộng nên một số cơ sở trong nước đã nghiên cứu cũng như nhập các máy bóc vỏ lụa hạt rang như mẫu TMTP-0A12 do cơ khí Tân Minh phân phối, mẫu Mouyoan RB200 của Trung Quốc, hay mẫu máy của cơ khí Viễn Đông [3, 4]. Nhìn chung, các mẫu máy này làm việc chủ yếu theo nguyên lý chà xát, nên tỷ lệ hư hỏng hạt cao, đặc biệt đối với các giống lạc khu vực miền Trung có hạt nhỏ, độ giòn cao và lớp vỏ lụa rất mỏng. Do đó, việc nghiên cứu chế tạo mẫu máy bóc vỏ lụa lạc rang có công suất phù hợp với điều kiện sản xuất vừa và nhỏ cũng như có hiệu quả bóc vỏ cao và sản phẩm sau khi bóc vỏ có chất lượng đảm bảo là yêu cầu cấp thiết cần được nghiên cứu triển khai và ứng dụng đáp ứng nhu cầu chế biến lạc hiện nay. 2 Vật liệu và phương pháp Lạc sử dụng cho các thí nghiệm là giống lạc L14 được trồng phổ biến ở trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng như các tỉnh khu vực miền Trung. Kích thước hạt lạc có chiều rộng 8–10 mm, chiều cao 10–15 mm, độ ẩm vỏ lụa ...