Danh mục tài liệu

Thông tin về gây mê dành cho bệnh nhân (Kỳ 3)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 245.05 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

D. Trách nhiệm của bệnh nhân trước khi gây mê để phẫu thuật Bệnh nhân sẽ ít có nguy cơ tai biến do gây mê khi thực hiện các điều sau đây:+ Giảm cân trước phẫu thuật để cải thiện chức năng tuần hoàn và hô hấp. Nếu thừa cân, giảm một số cân sẽ giảm đáng kể các nguy cơ khi gây mê.+ Bỏ hút thuốc lá ít nhất 6 tuần trước phẫu thuật để tạo cơ hội cho phổi và tim cải thiện hoạt động. Hút thuốc làm giảm lượng oxygen trong máu và làm tăng các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tin về gây mê dành cho bệnh nhân (Kỳ 3) Thông tin về gây mê dành cho bệnh nhân (Kỳ 3) D. Trách nhiệm của bệnh nhân trước khi gây mê để phẫu thuật Bệnh nhân sẽ ít có nguy cơ tai biến do gây mê khi thực hiện các điều sauđây: + Giảm cân trước phẫu thuật để cải thiện chức năng tuần hoàn và hô hấp.Nếu thừa cân, giảm một số cân sẽ giảm đáng kể các nguy cơ khi gây mê. + Bỏ hút thuốc lá ít nhất 6 tuần trước phẫu thuật để tạo cơ hội cho phổi vàtim cải thiện hoạt động. Hút thuốc làm giảm lượng oxygen trong máu và làm tăngcác vấn đề về hô hấp trong và sau phẫu thuật. + Nên mang theo đến bệnh viện tất cả các thuốc đang dùng, các thuốc tựmua dùng không có chỉ định của bác sĩ, các loại thuốc thảo dược và đưa chúng chobác sĩ gây mê kiểm tra. Báo cho bác sĩ gây mê tất cả các lần dị ứng và phản ứngphụ của thuốc mà bạn đã gặp phải. + Giảm uống rượu vì rượu có thể làm giảm tác dụng của thuốc gây mê.Tuyệt đối không được uống rượu trong vòng 24 giờ trước phẫu thuật. + Báo cho bác sĩ gây mê biết nếu có dùng các thuốc gây nghiện. + Nếu đang dùng Aspirin, Warfarin, Persantin, Clopidogrel (Plavix vàIscover) hoặc Asasantin, hãy hỏi các bác sĩ phẫu thuật và gây mê xem có cầnngưng thuốc trước phẫu thuật hay không vì chúng có thể ảnh hưởng đến vấn đềđông máu. Không được tự ý ngưng các loại thuốc kể trên nếu chưa có ý kiến củacác bác sĩ. + Báo cho bác sĩ phẫu thuật và gây mê biết nếu bệnh nhân đang dùng thuốctránh thai. + Bạn cần báo cho các bác sĩ ở bệnh viện và bác sĩ gây mê biết nếu cónhững vấn đề sau đây:  Các vấn đề về sức khoẻ  Các bệnh lây nhiễm  Các lần phẫu thuật trước  Các bệnh nặng đã hoặc đang mắc  Răng giả, mão răng, răng lung lay hoặc các vấn đề khác về rănghàm mặt  Các bệnh mãn tính cần điều trị lâu dài bao gồm đái tháo đường, hensuyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn, tăng huyết áp.  Dị ứng hoặc bất dung nạp thuốc các loại. + Tuyệt đối không được ăn, uống, nhai sing gum hoặc ngậm kẹo trước khiphẫu thuật. Bệnh nhân cần thông báo cho bệnh viện biết về lần ăn uống sau cùngcủa mình. Nếu mới ăn uống trong vòng từ 6 đến 8 giờ, cuộc mổ có thể bị trì hoãnhoặc đình chỉ. Điều này để đảm bảo dạ dày của bệnh nhân trống, không bị sặc hít trongkhi gây mê, thức ăn từ dạ dày trào ngược vào khí quản gây tắc nghẽn đường hôhấp. E. Phục hồi sau phẫu thuật + Sau phẫu thuật, các điều dưỡng trong phòng hồi sức sẽ theo dõi sát chođến khi bệnh nhân hồi tỉnh hoàn toàn. + Sau đó bệnh nhân sẽ được đưa trả về trại bệnh hoặc khu Phẫu ThuậtTrong Ngày để nghỉ ngơi cho đến khi phục hồi hẳn rồi về nhà. + Bệnh nhân cần báo cho điều dưỡng nếu có các tác dụng phụ của thuốcmê, như nhức đầu, buồn nôn, hoặc nôn. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng một sốthuốc để giảm bớt triệu chứng. + Bác sĩ gây mê hồi sức sẽ dùng thuốc giảm đau sau mổ, các thuốc khác vàdịch truyền nếu cần thiết. Một số phương thức giảm đau sau mổ là: • Thuốc viên giảm đau – dùng cho tất cả các loại đau. Cần ăn uống đượcmới được dùng thuốc uống. Các thuốc này phải ít nhất ½ giờ mới phát huy tácdụng. • Thuốc tiêm – thường được dùng nhiều nhất để giảm đau. Tiêm bắp tácdụng sau 20 phút. Tiêm tĩnh mạch, tác dụng giảm đau sau vài phút. • Thuốc nhét hậu môn – viên thuốc nhỏ dùng nhét vào trực tràng để giảmđau. • Giảm đau bằng cách gây tê vùng và tại chỗ - đã được nói đến ở phần trên. • Nếu bệnh nhân đã được gây mê toàn thân, phẫu thuật viên thường tiêmthêm thuốc gây tê tại chỗ vào vết mổ khi bệnh nhân còn đang mê; động tác này cóthể giúp giảm đau được thêm 4 – 6 giờ sau khi thuốc mê tan hẳn. F. Những điều cần tránh sau khi gây mê toàn phần Gây mê toàn thân sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của bệnh nhân trong thời gian24 giờ. Để đảm bảo an toàn;  Không điều khiển tất cả các loại xe cộ.  Không vận hành tất cả các loại máy móc, kể cả các dụng cụ nấunướng.  Không đưa ra những quyết định quan trọng hay ký vào những vănbản có tính pháp lý.  Không uống rượu, không dùng các chất có thể ảnh hưởng đến tâmthần, không hút thuốc lá. Chúng có thể phản ứng với các thuốc gây mê còn tồnđọng trong cơ thể.  Nên có người lớn chăm sóc trong đêm đầu tiên sau gây mê phẫuthuật. BS ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn Tham khảo tư liệu của Queensland Health- Australia ...