Thông tư 18/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình (sử dụng vốn ngân sách nhà nước) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư 18/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
THÔNG TƯ
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ 18/2006/TT-BNN NGÀY 20 THÁNG 03 NĂM 2006 HƯỚNG DẪN
MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 16/2005/NĐ-CP
NGÀY 07 THÁNG 02 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (SỬ DỤNG VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC) DO BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01 tháng 4 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
công trình;
Căn cứ Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định phê duyệt dự
án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định
16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 12 tháng 7 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình
xây dựng và điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng;
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội
dung thực hiện về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số
16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ ( sau đây gọi tắt là NĐ
16/CP) nhằm đảm bảo quản lý có hiệu quả, đảm bảo chất lượng công trình, tiến
độ thi công, an toàn công trình, đảm bảo tiết kiệm chống lãng phí, thất thoát cho
các hoạt động đầu tư xây dựng công trình.
2. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này áp dụng đối với các dự án đầu tư xây
dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quản lý và đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn
ngân sách nhà nước do các UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản
lý có liên quan đến ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Không áp dụng đối với các dự án đầu tư không có xây dựng công trình.
2
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quyết định đầu tư xây dựng công trình:
Thực hiện theo Luật Xây dựng tại các điều 39, điều 44.
Thực hiện theo Nghị định 16/CP tại điều 11.
- Các dự án Chính phủ là cấp quyết định đầu tư và giao Bộ làm chủ đầu tư
thì từng dự án cụ thể Bộ có thể uỷ quyền (có Quyết định chi tiết) cho các Ban
quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ của chủ đầu tư.
- Bộ trưởng quyết định chủ trương đầu tư và xác định chủ đầu tư tất cả các
dự án đầu tư xây dựng công trình (sử dụng vốn ngân sách nhà nước) do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý .
- Bộ trưởng quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C của Bộ (gọi tắt là dự
án đầu tư).
- Bộ trưởng căn cứ theo quy mô, nội dung, tính chất của từng dự án, năng lực
của chủ đầu tư sẽ quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án như
sau:
+ Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án: Khi chủ đầu tư xây dựng công trình
không đủ điều kiện, năng lực về quản lý dự án.
+ Trực tiếp quản lý dự án: Khi chủ đầu tư xây dựng công trình có đủ điều
kiện, năng lực về quản lý dự án.
- Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả đấu
thầu đối với các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quản lý.
- Ban hành văn bản hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công
trình xây dựng chuyên ngành do Bộ quản lý trên phạm vi cả nước.
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng
đối với các công trình xây dựng chuyên ngành và kiến nghị xử lý khi phát hiện các
vi phạm về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư xây dựng công trình :
Thực hiện theo Luật Xây dựng tại các điều 41, điều 50, điều 57, điều 68,
điều 89, điều 104.
Thực hiện theo Nghị định 16/CP tại các điều 5, điều 7, điều 8, điều 13, điều
16, điều 17, điều 36, điều 37.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình sẽ được Bộ trưởng quyết định trước khi
lập dự án đầu tư xây dựng công trình và được thể hiện ngay trong Quyết định cho
phép lập dự án đầu tư phù hợp với điều 3 của Nghị định 16/CP.
- Theo đặc điểm cụ thể của từng dự án, chủ đầu tư có t ...
Thông tư 18/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số trang: 5
Loại file: doc
Dung lượng: 44.00 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn bản luật bộ xây dựng công trình xây dựng giám sát xây dựng Thông tư 18/2006/TT-BNNTài liệu có liên quan:
-
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 424 0 0 -
Báo cáo: Thực tập công nhân xây dựng
38 trang 418 0 0 -
6 trang 391 0 0
-
Vietnam Law on tendering- Luật đấu thầu
35 trang 386 0 0 -
15 trang 378 0 0
-
2 trang 358 0 0
-
2 trang 351 0 0
-
các quy định về thi đua khen thưởng phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2
587 trang 336 0 0 -
62 trang 328 0 0
-
2 trang 317 0 0