Danh mục

Thông tư liên tịch của Bộ văn hóa thông tin, Bộ xây dựng hướng hướng dẫn về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 139      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số thuật ngữ được hiểu như sau: 1. "Tác phẩm kiến trúc" theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Nghị định 76/CP là các bản vẽ thiết kế thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản thiết kế bằng mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư liên tịch của Bộ văn hóa thông tin, Bộ xây dựng hướng hướng dẫn về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc Bộ Văn Hóa Thông Tin - CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Bộ Xây Dựng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà nội, ngày 24 tháng 1 năm 2003 Thông tư liên tịch của Bộ văn hóa thông tin, Bộ xây dựng hướng hướng dẫn về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc Căn cứ Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự (dưới đây viết tắt là Nghị định 76/CP); Căn cứ Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủhướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (dưới đây viết tắt là Nghị định số 60/CP); Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Xây dựng hướng dẫn về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc như sau: I. Giải thích Thuật ngữ: Một số thuật ngữ được hiểu như sau: 1. Tác phẩm kiến trúc theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Nghị định 76/CP là các bản vẽ thiết kế thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản thiết kế bằng mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn. Mô hình, sa bàn và bản thuyết minh (nếu có) về ngôi nhà cụ thể, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là bộ phận không tách rời của tác phẩm kiến trúc, nhưng không thay thế bản vẽ thiết kếđể được coi là tác phẩm độc lập. 2. Sáng tạo tác phẩm kiến trúc được hiểu là hoạt động tư duy của tác giả trực tiếp làm ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm thể hiện dưới dạng bản vẽ thiết kế. 3. Sao chép tác phẩm kiến trúc là hành vi vẽ lại một phần hoặc toàn bộ tác phẩm kiến trúc. 4. Sao chụp tác phẩm kiến trúc là hành vi làm ra các bản sao giống hệt như tác phẩm kiến trúc hoặc một phần tác phẩm kiến trúc bằng cách chụp ảnh, photocopy hoặc bằng phương pháp tương tự khác. 5. Bản sao tác phẩm kiến trúc là bản sao chép hoặc sao chụp lại một phần hoặc toàn bộ tác phẩm kiến trúc. 6. Chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc là cá nhân hoặc pháp nhân sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật. 7. Tác phẩm kiến trúc đồng tác giả là tác phẩm do từ hai tác giả trở lên cùng sáng tạo ra. 8. Tác phẩm kiến trúc khuyết danh là tác phẩm kiến trúc không có tên tác giả (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm công bố, phổ biến. 9. Tác phẩm kiến trúc không rõ tác giả là tác phẩm kiến trúc khi công bố, phổ biến nhng chưa xác định được tácgiả. 10. Tác phẩm kiến trúc di cảo là tác phẩm kiến trúc được công bố, phổ biến lần đầu tiên sau khi tác giả đã qua đời. 11. Công bố, phổ biến tác phẩm kiến trúc là việc thể hiện cho công chúng biết về tác phẩm qua xuất bản, thuyết trình, trưng bày hoặc giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. II. Tác phẩm kiến trúc được bảo hộ: 1. Các tác phẩm kiến trúc được bảo hộ tại Việt Nam: 1.1. Tác phẩm kiến trúc của tác giả là công dân ViệtNam; 1.2. Tác phẩm kiến trúc thuộc sở hữu của công dân, phápnhân, tổ chức Việt Nam; 1.3. Tác phẩm kiến trúc của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được sáng tạo và thể hiện như quy định tại Điểm 1 Mục I của Thông tư này ở Việt Nam; 1.4. Tác phẩm kiến trúc của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam; 1.5. Tác phẩm kiến trúc của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế màViệt Nam đã ký kết hoặc tham gia. 2. Các tác phẩm kiến trúc được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định tại Điểm 1 Mục I Thông tư này và không là đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp, không có nội dung như quy định tại khoản 1 Điều 749 Bộ luật Dân sự. III. Tác giả của tác phẩm kiến trúc: 1. Tác giả của tác phẩm kiến trúc: Tác giả của tác phẩm kiến trúc là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm kiến trúc. 2. Đồng tác giả tác phẩm kiến trúc: Những người cùng trực tiếp sáng tạo ra một tác phẩm kiến trúc là đồng tác giả của tác phẩm kiến trúc đó. 3. Người hỗ trợ, góp ý kiến, cung cấp tư liệu, thựchiện công việc thiết kế theo chỉ dẫn, quản lý thiết kế, tư vấn cho người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm kiến trúc không phải là tác giả hoặc đồngtác giả của tác phẩm kiến trúc. IV. Chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc: 1. Chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc đồng thời là tácgiả: Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc trong trường hợp tác giả sử dụng thời gian, tài chính và các điều kiện vật chất khác của mình để thực hiện công việc sáng tạo ra tác phẩm kiến trúc, bao gồm các trường hợp sau: 1.1. Tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do mình sáng tạo. Trừ trường hợp tác phẩm sáng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: