Danh mục tài liệu

Thông tư Số: 09/2007/TT-BKHCN do Bộ khoa học và công nghệ ban hành

Số trang: 8      Loại file: doc      Dung lượng: 84.50 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông tư Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CPngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư Số: 09/2007/TT-BKHCN do Bộ khoa học và công nghệ ban hànhBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM _________________ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc __________________ Số: 09/2007/TT-BKHCN Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2007 THÔNG TƯ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP; Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá; Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện một số nội dung về nhãn hàng hoá như sau: I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Ghi nhãn phụ a) Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá (sau đây gọi tắt là Nghị định 89/2006/NĐ-CP). b) Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm của hàng hoá và không được che khuất nội dung của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn gốc. c) Trường hợp ghi thêm những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam về ghi nhãn hàng hóa mà nhãn gốc không có thì tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với nội dung ghi. Những nội dung ghi thêm trên nhãn phụ không được gây hiểu sai nội dung của nhãn gốc. 2. Phân biệt bao bì thương phẩm với bao bì chứa đựng hàng hoá không phải là bao bì thương phẩm Các loại bao bì không gọi là bao bì thương phẩm: a) Bao bì dùng với mục đích để lưu giữ, vận chuyển, bảo quản hàng hoá đã có nhãn; b) Túi đựng hàng hoá khi mua hàng; 1 c) Bao bì dùng để đựng hàng hoá dạng rời được lấy ra từ bao hàng hóa cóđịnh lượng lớn hơn để bán lẻ; d) Container đựng hàng, xi tec vận chuyển xăng dầu, chất lỏng, xi măngrời. 3. Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hoá a) Những nội dung của nhãn bằng tiếng Việt nếu dịch ra ngôn ngữ khácthì không được làm hiểu sai nội dung tiếng Việt của nhãn. b) Nếu ghi những nội dung không bắt buộc bằng ngôn ngữ khác thì khôngphải dịch ra tiếng Việt nhưng không được làm hiểu sai bản chất, công dụngcủa hàng hoá và không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn. c) Cùng một nội dung trên nhãn gốc thì kích thước chữ của ngôn ngữ kháckhông được lớn hơn kích thước chữ tiếng Việt. 4. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá a) Hàng hoá sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưuthông trong nước thì tổ chức cá nhân hoàn thiện hàng hoá hoặc thực hiện côngđoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hoá trước khi đưa vào lưu thông phải thựchiện ghi nhãn hàng hoá. b) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóatheo quy định tại Điều 10 của Nghị định 89/2006/NĐ-CP yêu cầu tổ chức, cánhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu tráchnhiệm về nhãn hàng hoá của mình. Ví dụ: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá có thể yêu cầu nhà sản xuấthoặc tổ chức khác ở trong nước hoặc nước ngoài ghi nhãn hàng hoá do mìnhnhập khẩu thông qua hợp đồng, thoả thuận nhưng vẫn phải chịu trách nhiệmvề việc ghi nhãn hàng hoá khi được lưu thông tại Việt Nam. c) Trường hợp nhãn hàng hoá ghi thiếu, ghi không đúng quy định thì tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá có hàng hoá ghi thiếu, ghi khôngđúng quy định tự thực hiện hoặc thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lýnhà nước việc bổ sung thêm các nội dung ghi thiếu và xoá bỏ nội dung ghisai. - Bổ sung thêm nội dung trên nhãn thực hiện bằng cách ghi trực tiếp lênnhãn hàng hoá hoặc ghi trên vật liệu khác và gắn chặt (stickers) lên nhãn hànghoá nhưng không được che lấp những thông tin trên nhãn hàng hoá. - Xoá bỏ nội dung ghi sai trên nhãn hàng hoá phải bảo đảm không phụchồi lại được như trước. II. NỘI DUNG NHÃN HÀNG HOÁ 1. Ghi nhãn hàng hoá theo quy định tại Điều 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP 2 a) Tổ chức cá nhân tự xác định hàng hoá do mình sản xuất, nhập khẩuthuộc loại hàng hoá nào quy định tại Điều 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP đểghi các nội dung bắt buộc tương ứng. - Căn cứ vào công dụng của hàng hoá để xếp loại. Ví dụ: Săm lốp xe máy xếp tại khoản 44 (Phụ tùng phương tiện giaothông) mà không xếp tại khoản 22 (Sản phẩm nhựa, cao su). - Trường hợp một hàng hoá có nhiều côn ...