Danh mục

Thông tư số 12/2008/TT-BCT

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 258.57 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông tư số 12/2008/TT-BCT về việc hướng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan quản lý thị trường do Bộ Công thương ban hành
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư số 12/2008/TT-BCT BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Số: 12/2008/TT-BCT Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2008 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH, THỦ TỤC TIẾP NHẬN, THỤ LÝ GIẢI QUYẾT ĐƠN YÊU CẦU XỬ LÝ CÁC VỤ VIỆC VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNGCăn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các Nghị định số100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trítuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực văn hóa thông tin;Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 04 năm 2008.Bộ Công Thương hướng dẫn về quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết các vụ việcvi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lý thị trường như sau:I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG1. Phạm vi và đối tượng áp dụnga) Phạm vi áp dụng:Thông tư này hướng dẫn về thủ tục và quy trình tiếp nhận, thụ lý đơn yêu cầu xử lý xâmphạm và các các vụ việc vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu,hàng hoá giả mạo chỉ dẫn địa lý và sao chép lậu trong thị trường nội địa của lực lượngQuản lý thị trường quy định tại các Điều 27 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệvà quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Điều 20, Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị địnhsố 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu côngnghiệp.b) Đối tượng áp dụng:Cơ quan Quản lý thị trường các cấp, cán bộ, công chức thuộc lực lượng Quản lý thịtrường thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trítuệ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.2. Nguyên tắc kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệa) Về trường hợp xâm phạm quyền:Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ bị xử lý trong các trường hợp sau:- Chủ thể quyền, hoặc người đại diện hợp pháp của chủ thể quyền (sau đây gọi tắt là chủthể quyền) yêu cầu xử lý theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trítuệ và khoản 4 Điều 21 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP;- Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gâythiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội yêu cầu xử lý theo quy định tại điểm akhoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với các nhóm hàng là lương thực, thựcphẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dùng cho chăn nuôi, phân bón, thuốc thúy, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.b) Về trường hợp hàng hoá giả mạo:Hành vi kinh doanh hàng hoá giả mạo về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và hành vi sao chéplậu đối với các sản phẩm văn hóa-thông tin (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo) bị xử lýtrong các trường hợp:- Đơn thư của chủ thể quyền tố cáo hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo, yêu cầuxử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ;- Đơn thư của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, hoặc phát hiện hành vi sản xuất, buôn bánhàng hoá giả mạo gây thiệt hại cho người tiêu dùng, hoặc cho xã hội tố cáo theo quy địnhtại khoản 2 Điều 198 và điểm c, d khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ;- Cơ quan Quản lý thị trường có thể chủ động kiểm tra, xử lý hành vi kinh doanh hànghoá giả mạo sở hữu trí tuệ mà không nhất thiết phải có yêu cầu của chủ thể quyền hoặc cánhân, tổ chức có quyền, lợi ích liên quan theo quy định tại Điều 24 Nghị định số106/2006/NĐ-CP.3. Về trách nhiệm chỉ đạo và thẩm quyền quyết định kiểm tra, xử lý xâm phạm:a) Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo hoạt động kiểmtra, xử lý hành vi xâm phạm quyền và kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ đốivới Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Cục trưởng Cục Quản lý thị trường quyết định kiểm tra và xử lý hành vi xâm phạmquyền, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền trên phạm vi cảnước.b) Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động kiểm tra, hướng dẫnnghiệp vụ kiểm tra hành vi xâm phạm quyền và kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữutrí tuệ đối với các Đội Quản lý thị trường trực thuộc;Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường quyết định kiểm tra và xử lý hành vi xâmphạm quyền, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền.c) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quyết định kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm hànhchính theo thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 2 mục I; Điều 24 Nghị định số106/2006/NĐ-CP; khoản 3 mục II đối với hành vi gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặcxã hội và điểm a khoản 4 Mục II;Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có trách nhiệm thực hiện Quyết định kiểm tra của Chicục Quản lý thị trường và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩmquyền xử phạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: