Danh mục tài liệu

Thông tư số 14/2024/TT-BTNM

Số trang: 8      Loại file: doc      Dung lượng: 63.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông tư số 14/2024/TT-BTNM ban hành quy định kỹ thuật về thăm dò và phân cấp trữ lượng, tài nguyên các mỏ cát biển; Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư số 14/2024/TT-BTNM BỘ TÀI NGUYÊN VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MÔI TRƯỜNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- --------------- Số: 14/2024/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2024 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ THĂM DÒ VÀ PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG, TÀI NGUYÊN CÁC MỎ CÁT BIỂNCăn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật khoáng sản;Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam;Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư Quy định kỹ thuật về thăm dò và phâncấp trữ lượng, tài nguyên các mỏ cát biển.Điều 1. Phạm vi điều chỉnhThông tư này quy định kỹ thuật về thăm dò và phân cấp trữ lượng, tài nguyên các mỏ cát biển.Điều 2. Đối tượng áp dụngThông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản; các tổ chức, cánhân có liên quan đến hoạt động thăm dò, đánh giá trữ lượng, tài nguyên các mỏ cát biển.Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Cát biển là vật liệu bở rời dạng hạt có nguồn gốc tự nhiên được tích tụ ở môi trường biển thuộcphạm vi từ ranh giới cửa sông ra phía biển.2. Thân cát là tích tụ cát biển phân bố trong một hoặc tập hợp các yếu tố cấu trúc địa chất nhất định,có kích thước, chất lượng đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng.3. Công trình thăm dò là công trình được thi công để xác định bề dày, lấy mẫu trầm tích theo chiềusâu (khoan máy, ống phóng rung).4. Bản đồ độ sâu đáy biển là bản đồ được vẽ trên cơ sở kết quả đo sâu hồi âm đáy biển theo mạnglưới thăm dò và các tài liệu tọa độ, độ sâu các điểm khảo sát địa vật lý, địa chất, các điểm khảo sátkhác có trong khu vực thăm dò.5. Ranh giới cửa sông là nơi tiếp giáp giữa sông và biển được xác định bởi đường thẳng nối liền cácđiểm ngoài cùng của mực nước triều thấp nhất trong nhiều năm ở hai bên bờ sông.Điều 4. Tiêu chí, phân loại, mức độ đánh giá cấp trữ lượng, cấp tài nguyên cát biểnTiêu chí, phân loại, mức độ đánh giá cấp trữ lượng, cấp tài nguyên cát biển thực hiện theo quy địnhtại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Thông tư số 60/2017/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2017 củaBộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sảnrắn.Điều 5. Phân chia nhóm mỏ thăm dò1. Việc phân chia nhóm mỏ thăm dò được thực hiện trên cơ sở hình dạng, kích thước thân cát, mứcđộ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ, địa hình đáy biển, mức độ biến đổi chiều dày và thành phầnhạt, điều kiện địa chất, khai thác và các chỉ số định lượng đánh giá mức độ biến đổi của các thôngsố khác.2. Mỏ cát biển được phân chia thành 03 nhóm mỏ: nhóm mỏ đơn giản (nhóm mỏ I); Nhóm mỏtương đối phức tạp (nhóm mỏ II); Nhóm mỏ phức tạp (nhóm III).3. Việc xếp nhóm mỏ thăm dò quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1ban hành kèm theo Thông tư này.Điều 6. Yêu cầu về công tác thăm dò1. Tuân thủ nguyên tắc tuần tự, từ khái quát đến chi tiết, từ trên mặt đến dưới sâu, từ đo vẽ bản đồtỷ lệ nhỏ đến đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn.2. Thu thập đầy đủ các số liệu, tài liệu địa chất phục vụ công tác đánh giá chất lượng, trữ lượng vàđiều kiện khai thác mỏ làm cơ sở nghiên cứu dự án đầu tư khai thác mỏ.3. Việc thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy trong thăm dò cát biển thực hiện theo quy định tạiThông tư số 43/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định kỹ thuật về thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy trong điều tra cơ bản địachất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản.4. Nhiệm vụ của thăm dò các mỏ cát biển:a) Xác định chi tiết về cấu trúc địa chất mỏ, đặc điểm phân bố, hình dạng của thân cát biển; xácđịnh thành phần thạch học, khoáng vật và đánh giá đặc điểm phân bố khoáng vật trong cát; lấy mẫuxác định thành phần hạt, xác định tính chất cơ lý và thành phần các vật chất có ích, có hại đi kèmtrong thân cát biển;b) Đánh giá đầy đủ chất lượng và xác định hệ số thu hồi cát biển theo lĩnh vực sử dụng và khả năngthu hồi các thành phần có ích trong cát biển (nếu có);c) Đánh giá điều kiện thuỷ - thạch động lực, các yếu tố tác động đến môi trường biển, hệ sinh thái,tai biến địa chất.5. Công tác thăm dò được thực hiện trên toàn bộ diện tích thăm dò và chiều sâu phân bố cát biểnbằng tổ hợp các phương pháp chủ yếu: trắc địa; địa chất; địa vật lý; quan trắc thuỷ - thạch động lực;địa chất môi trường, tai biến địa chất; xây dựng mô hình số trị; công trình thăm dò; lấy và gia côngmẫu; phân tích mẫu bằng các phương pháp: hóa học, cơ lý; xác định khả năng, lĩnh vực sử dụng cátbiển; công nghệ khai thác, tuyển, rửa cát biển.6. Yêu cầu về công trình thăm dòa) Việc lựa chọn loại công trình thăm dò (khoan máy, ống phóng rung) căn cứ vào độ sâu mựcnước, điều kiện địa chất, điều kiện thi công, tính năng kỹ thuật của thiết bị;b) Mật độ định hướng các công trình thăm dò các mỏ cát biển và yêu cầu kỹ thuật thi công thamkhảo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.7. Tỷ lệ lấy mẫu trong công trình thăm dò phải đạt ≥ 75%.Điều 7. Yêu cầu về công tác trắc địa1. Đo vẽ bản đồ độ sâu đáy biển trong khu vực thăm dò ở tỷ lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này.2. Nội dung công tác trắc địa bao gồm: định vị, dẫn đường và đo sâu phục vụ công tác khảo sát địavật lý; đo sâu theo tuyến bằng máy đo sâu hồi âm; xác định tọa độ và độ sâu điểm lấy mẫu (trạmkhảo sát địa chất, công trình khoan máy, ống phóng rung, trạm quan trắc…); quan trắc mực nướcbiển (mực nước thủy triều); lập lưới khống chế toạ độ và độ cao; lập bản đồ độ sâu đáy ...