Danh mục tài liệu

Thông tư số 45/2024/TT-BTC

Số trang: 14      Loại file: doc      Dung lượng: 141.00 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông tư số 45/2024/TT-BTC ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá; Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023; Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư số 45/2024/TT-BTC BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 45/2024/TT-BTC Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2024 THÔNG TƯBAN HÀNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CHUNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA, DỊCH VỤ DO NHÀ NƯỚC ĐỊNH GIÁCăn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá;Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư ban hành phương pháp định giá chung đối với hànghóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.Chương I QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh1. Thông tư này quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước địnhgiá theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Giá.2. Phương pháp định giá đất và các hàng hóa, dịch vụ khác quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Giáthuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc trìnhcấp có thẩm quyền ban hành.Điều 2. Đối tượng áp dụngTổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác có liênquan đến hoạt động định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Phương pháp chi phí là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ tiếp cận từ chi phí sản xuất, kinhdoanh hợp lý, hợp lệ, lợi nhuận (nếu có) hoặc tích luỹ theo quy định của pháp luật (nếu có) và cácnghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.2. Phương pháp so sánh là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ tiếp cận từ thông tin về giá hànghóa, dịch vụ so sánh thu thập được.Chương II PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CHUNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA, DỊCH VỤ DO NHÀ NƯỚC ĐỊNH GIÁMục 1. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ, LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁĐiều 4. Phương pháp định giá, lựa chọn phương pháp định giá1. Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại Thôngtư này bao gồm hai (02) phương pháp định giá là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh.2. Căn cứ đặc tính của hàng hóa, dịch vụ, các điều kiện cụ thể về sản xuất kinh doanh, về thị trường,lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân lựa chọn phương pháp định giá phù hợp với hànghóa, dịch vụ cần định giá.Mục 2. PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍĐiều 5. Một số nguyên tắc chung1. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nếu làm phát sinh khoản thu khác thì phảitrừ mức tương ứng ra khỏi chi phí của sản phẩm chính; nếu thu hồi được sản phẩm phụ để bán hoặctiếp tục sử dụng làm nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm khác thì phải phân bổ chi phí để trừ khỏichi phí sản xuất của sản phẩm chính, nếu sản phẩm phụ không thể thu hồi để bán hoặc sử dụng thìkhông phải phân bổ chi phí.2. Đối với các chi phí, yếu tố tính giá liên quan đến nhiều hàng hóa, dịch vụ mà không thể táchriêng ra được thì cần tập hợp và phân bổ theo tiêu thức thích hợp như doanh thu, chi phí, số lượng,khối lượng, thời gian và các tiêu thức khác phù hợp với ngành, lĩnh vực và quy định của pháp luậtliên quan của hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp các chi phí, yếu tố tính giá có thời gian sử dụng chosản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ, nhiều năm thì thực hiện phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinhdoanh. Trường hợp các chi phí, yếu tố tính giá phát sinh trong nhiều kỳ, nhiều năm thì phải tập hợpsố liệu của nhiều kỳ, nhiều năm để phân bổ.3. Trong các khoản chi phí tính giá, khoản nào có trong định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chiphí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có chế độ chính sách của Nhà nước, có giá doNhà nước quy định, có quy định pháp luật (về thuế, về kế toán, về thống kê và các pháp luật có liênquan), có quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị theo quy định của pháp luật thì tính theo các quy địnhđó. Đơn vị có trách nhiệm thường xuyên rà soát quy chế chi tiêu nội bộ bảo đảm nguyên tắc tiếtkiệm, hiệu quả, phù hợp với chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chịu trách nhiệm trướcpháp luật về quy chế chi tiêu nội bộ của mình. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thường xuyên ràsoát định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do mình ban hành để sửa đổi, bổ sung cho phùhợp theo quy định của pháp luật.4. Trường hợp có thông tin về chi phí vật tư, chi phí thuê ngoài, chi phí tiền công, chi phí bán hàng,chi phí quản lý trên thị trường thì được quyền xác định trên cơ sở thông tin về giá, mức giá theo quyđịnh tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.5. Các chi phí cần thiết để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo đặc thù của từng ngành, lĩnhvực theo quy định (nếu có) được tính vào giá như: chi phí tổ chức bản thảo, ...