Danh mục tài liệu

Thông tư số 49/2011/TT-BNNPTNT

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.22 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 28/2009/TTBNNPTNT NGÀY 02 THÁNG 06 NĂM 2009 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư số 49/2011/TT-BNNPTNT BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT PHÁT TRIỂN NÔNG NAM THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- ---------------- Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2011 Số: 49/2011/TT-BNNPTNT THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 28/2009/TT- BNNPTNT NGÀY 02 THÁNG 06 NĂM 2009 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO,BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCăn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP;Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủquy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật;Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủvề Kiểm soát thủ tục hành chính;Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngtư số 28/2009/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 06 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quyphạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (sau đây gọilà Thông tư 28/2009/TT-BNNPTNT) như sau:Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 28/2009/TT-BNNPTNT1. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:“Điều 10. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ2. Văn phòng Bộa) Góp ý đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định vềthủ tục hành chính;b) Thực hiện công tác văn thư bao gồm việc đóng dấu, ghi số, ngày, tháng, nămban hành, lưu bản gốc và gửi (phát hành) văn bản thuộc thẩm quyền ban hành củaBộ trưởng đã ban hành đến các cơ quan, tổ chức có liên quan; gửi đăng Công báo,Trang thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn;c) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Pháp chế đề xuất thi đua khen thưởngtrong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.2. Bổ sung Điều 22a vào sau Điều 22 như sau:“ Điều 22a. Tổ chức lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, Nghị quyết của Quốchội, dự thảo Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cóquy định về thủ tục hành chính (sau đây gọi là dự án, dự thảo văn bản quy phạmpháp luật)1. Đơn vị chủ trì soạn thảo gửi dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để lấy ýkiến góp ý của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ (sau đâygọi là Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) khi tổ chức lấy ý kiến của các Bộ,ngành, tổ chức có liên quan theo quy định của Điều 21 Thông tư 28/2009/TT-BNNPTNT.2. Trước khi gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định văn bản, đơn vị chủ trì soạnthảo phải gửi một (01) bộ hồ sơ để lấy ý kiến của Cục Kiểm soát thủ tục hànhchính thuộc Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi là Cục Kiểm soát thủ tục hànhchính). Hồ sơ gửi lấy ý kiến của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính bao gồm:a) Văn bản đề nghị góp ý;b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;c) Bản đánh giá tác động thủ tục hành chính, bao gồm các biểu mẫu đánh giá sựcần thiết, biểu mẫu đánh giá tính hợp lý biểu mẫu đánh giá tính hợp pháp và biểumẫu tính toán chi phí theo hướng dẫn tại số 7416/VPCP-TCCV ngày 15 tháng 10năm 2010 của Văn phòng Chính phủ về tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động quyđịnh về thủ tục hành chính.”3. Khoản 1 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:“Điều 23. Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự án, dự thảo văn bản, xây dựngTờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.1. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý củacác Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để hoàn chỉnh dự án, dựthảo văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ. Trường hợp không tiếp thu phải nêu rõ lý do.Việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính phảiđược thể hiện thành một mục riêng trong văn bản tiếp thu giải trình và được gửiđến Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (01 bản)”.4. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:“ Điều 25. Gửi hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đề nghị Bộ Tưpháp thẩm định1. Dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được Bộ Tư pháp thẩm địnhtrước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 36, Điều63 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và khoản 2 Điều 43của Nghị định 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy địnhchi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.2. Hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định gồm:a) Công văn đề nghị thẩm định;b) Dự thảo Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về dự án, dự thảo văn bảnquy phạm pháp luật;b) Dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;c) Bản thuyết minh chi tiết về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;d) Báo cáo đánh giá tác động của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (đốivới dự án, dự thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụQuốc hội, Nghị định của Chính phủ);đ) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hộiliên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (đốivới dự án, dự thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụQuốc hội);e) Bản tổng hợp ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân về nội dung dự án, dự thảovăn bản quy phạm pháp luật; bản sao ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ; báocáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về dự án, dự thảo (trong đó có ý kiến và giảitrình, tiếp thu ...

Tài liệu có liên quan: