Thông tư này quy định về nội dung đào tạo, thi, cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước; quy định việc công nhận đối với chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư số 65/2019/TT-BTC: Quy định về nội dung đào tạo, thi, cấp và công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 65/2019/TTBTC Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2019
THÔNG TƯ
Quy định về nội dung đào tạo, thi, cấp và công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số
61/2010/QH12 ngày 24/11/2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu
trí tuệ số 42/2019/QH14 ngày 14/6/2019;
Căn cứ Nghị định số 73/2016/NĐCP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Kinh doanh bảo hiểm;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐCP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định nội dung đào tạo, thi, cấp và
công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
Chương I:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về nội dung đào tạo, thi, cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo
hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước; quy định việc công nhận đối với chứng chỉ
về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp.
2. Thông tư này không quy định về việc đào tạo, thi, cấp và công nhận chứng chỉ
về tính toán bảo hiểm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm:
1. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính); Trung tâm Nghiên cứu và đào
tạo bảo hiểm (thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm).
2. Các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có chức
năng đào tạo về bảo hiểm (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo).
3. Các cá nhân dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm (sau đây gọi tắt là thí sinh dự
thi).
4. Các cá nhân có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài
cấp có yêu cầu được công nhận tại Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đào tạo, tổ chức thi, cấp, công nhận
chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
Chương II
NỘI DUNG ĐÀO TẠO, THI, CẤP CHỨNG CHỈ VỀ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM ĐỐI
VỚI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO Ở TRONG NƯỚC
Điều 3. Các loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại Thông tư này bao gồm:
a) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm.
b) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm.
c) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm.
d) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
2. Các chứng chỉ quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này được chi tiết theo
nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
3. Chứng chỉ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được chi tiết theo: Bảo hiểm
phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không); bảo hiểm hàng hải; bảo
hiểm hàng không.
Điều 4. Đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Hình thức đào tạo:
a) Đào tạo tại các cơ sở đào tạo.
b) Tự học.
2. Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bao gồm:
a) Phần kiến thức chung:
Các quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm;
Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm.
b) Phần kiến thức chuyên môn:
Đối với chứng chỉ tư vấn bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm;
kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình tư vấn về chương trình bảo
hiểm, sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm và đề phòng hạn chế tổn thất.
Đối với chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo
hiểm; kiến thức về quản lý rủi ro; quy trình đánh giá rủi ro.
Đối với chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được
bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình giám định tổn thất bảo
hiểm.
Đối với chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm: Kiến thức về đối
tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình giải quyết
bồi thường bảo hiểm.
Điều 5. Tổ chức thi
1. Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn
vị tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
2. Hình thức thi: thi tập trung.
3. Việc tổ chức thi chứng chỉ về ...
Thông tư số 65/2019/TT-BTC: Quy định về nội dung đào tạo, thi, cấp và công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
Số trang: 8
Loại file: doc
Dung lượng: 170.00 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn bản nhà nước Văn bản luật Luật pháp Việt Nam Văn bản dưới luật Phụ trợ bảo hiểm Công nhận chứng chỉTài liệu có liên quan:
-
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 422 0 0 -
6 trang 389 0 0
-
Vietnam Law on tendering- Luật đấu thầu
35 trang 385 0 0 -
15 trang 374 0 0
-
2 trang 355 0 0
-
các quy định về thi đua khen thưởng phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2
587 trang 335 0 0 -
62 trang 327 0 0
-
2 trang 315 0 0
-
2 trang 305 0 0
-
DECREE No. 109-2007-ND-CP FROM GOVERNMENT
30 trang 260 0 0