Danh mục tài liệu

Thủ tục hải quan quá cảnh và thông quan nội địa

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.29 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thủ tục hải quan quá cảnh và thông quan nội địa. Chế độ thủ tục hải quan quá cảnh và thông quan nội địa. Nguyên tắc cơ bản của thủ tục hải quan quá cảnh. Miễn khám hải quan, tiền đặt cọc và áp tải trên đường vận chuyển. Mời các bạn tham khảo để nắm rõ hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thủ tục hải quan quá cảnh và thông quan nội địa Thủ tục hải quan quá cảnh và thông quan nội địa Chế độ thủ tục hải quan quá cảnh và thông quan nội địa: 1. Nguyên tắc cơ bản của thủ tục hải quan quá cảnh: - Miễn khám hải quan, tiền đặt cọc và áp tải trên đường vận chuyển: Trong trường hợp đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được quy định tại Phụ lục 6, hàng hóa vận tải qua biên giới theo quy định của Phụ lục 6 sẽ được miễn kiểm tra hải quan trên đường, áp tải trong lãnh thổ quốc gia và đặt cọc để đảm bảo trả thuế hải quan. - Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra bên ngoài: Phương tiện vận tải cùng với hàng hóa và hồ sơ hải quan quá cảnh và thông quan nội địa sẽ được xuất trình cho cơ quan hải quan trên đường vận chuyển chỉ để kiểm tra bên ngoài và kiểm tra khoang chứa hàng. - Kiểm tra hải quan ngoại lệ: Trong một số trường hợp nhất định, đặc biệt là khi cơ quan hải quan nghi ngờ có sự vi phạm pháp luật hải quan thì cơ quan hải quan vẫn tiến hành kiểm tra hàng hóa trên đường vận chuyển. - Theo dõi phương tiện/hàng hóa: Cơ quan hải quan có thể áp dụng các biện pháp phù hợp (ví dụ: các thiết bị điện tử, hệ thống định vị vệ tinh, công nghệ thông tin và viễn thông) để giám sát việc chuyên chở hàng hóa mà không làm chậm trễ hoặc phát sinh thêm yêu cầu đối với hoạt động vận tải. 2. Niêm phong hải quan: - Trước khi phương tiện vận tải hoặc côngtenơ xuất phát từ nước xuất phát gốc, cơ quan hải quan của nước này sẽ thực hiện niêm phong khoang chứa hàng của phương tiện vận tải hoặc côngtenơ. - Khi phương tiện vận tải hoặc côngtenơ đi qua lãnh thổ nước quá cảnh, cơ quan hải quan của nước này sẽ chấp nhận niêm phong của cơ quan hải quan các bên ký kết với điều kiện các niêm phong này còn nguyên vẹn. Trong trường hợp cần thiết, vì mục đích kiểm soát, cơ quan hải quan của nước quá cảnh có quyền gắn thêm niêm phong của mình vào khoang chứa hàng của phương tiện vận tải hoặc container khi các phương tiện này đi vào lãnh thổ nước họ. - Nếu cơ quan hải quan phải phá bỏ niêm phong để tiến hành kiểm tra hàng hóa trên đường hoặc trong trường hợp thay đổi phương tiện phù hợp với điều 8 (b) của Phụ lục 6, họ sẽ gắn niêm phong mới và ghi rõ điều đó trong hồ sơ hải quan quá cảnh và thông quan nội địa. Trong trường hợp này, người hoạt động vận tải không phải trả phí cho việc gắn niêm phong mới. - Đối với hàng nặng hoặc hàng hóa khối lượng lớn, do trọng lượng, kích thước hoặc điều kiện tự nhiên của hàng hóa đó thông thường không thể chuyên chở trên xe có thùng kín, thì có thể chuyên chở trên phương tiện không có niêm phong hải quan nhưng với điều kiện có thể dễ dàng xác định được số hàng hóa này bằng các bằng chứng mô tả kèm theo (danh mục đóng gói, ảnh chụp, bản vẽ…). Trong trường hợp này, cơ quan hải quan có thể áp dụng những biện pháp giám sát phù hợp để ngăn chặn hành vi xếp thêm hàng hoặc dỡ bỏ hàng hóa xuống. 3. Hồ sơ hải quan quá cảnh và thông quan nội địa: Để được áp dụng chế độ thủ tục hải quan quá cảnh và thông quan nội địa, người hoạt động vận tải phải sử dụng hồ sơ hải quan quá cảnh và thông quan nội địa (hồ sơ) như được quy định tại Phụ lục 6. Hồ sơ do các cơ quan/tổ chức phát hành/bảo lãnh được ủy quyền phát hành. Như vậy, hồ sơ vừa dùng để làm thủ tục hải quan quá cảnh và thông quan nội địa vừa là chứng từ để cơ quan/tổ chức phát hành/bảo lãnh được ủy quyền thực hiện bảo lãnh việc tra thuế, phí hải quan và lãi suất theo quy định tại Điều 10 của Phụ lục 6. Hồ sơ hải quan quá cảnh và thông quan nội địa được phát hành cho từng khoang chứa hàng có cùng một niêm phong và chỉ có giá trị cho một chuyến đi đồng thời xác định rõ phạm vi địa lý và các cửa xuất nhập tương ứng phù hợp với Nghị định thư 1, thời gian hiệu lực mà nó có giá trị. Đối với hàng hóa liên quan đến một giao dịch thương mại thì một bản sao hóa đơn của hàng hóa phải được đính kèm với từng bản sao của Hồ sơ. Ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Anh và cũng không loại trừ việc sử dụng đồng thời ngôn ngữ quốc gia. Điều 4 của Phụ lục 6 cũng quy định số lượng bản gốc và cách sử dụng của hồ sơ hải quan quá cảnh và thông quan nội địa. Tuy nhiên, vì đây là vấn đề mới đối với các nước trong tiểu vùng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện trong thực tế, do vậy Phụ lục 6 cũng quy định Ủy ban Hỗn hợp có thể thay đổi hoặc chỉnh sửa các chi tiết trong hồ sơ cho phù hợp với tình hình thực tế. Nguyên tắc quản lý hải quan đối với hàng chuyển cảng, chuyển cửa khẩu, quá cảnh Hàng hóa chuyển cảng, chuyển cửa khẩu, quá cảnh phải đảm bảo các điều kiện sau: giữ nguyên trạng hàng hoá, niêm phong; vận chuyển đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu và thời gian đăng ký trong hồ sơ hải quan. Hàng hoá chuyển cảng 1. Hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng là hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn theo hợp đồng vận tải để làm thủ tục nhập khẩu. Cảng đích là cửa khẩu cảng biển quốc tế, cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế, cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế, cửa khẩu đường bộ, bưu điện quốc tế, cửa khẩu cảng sông quốc tế và cảng nội địa. Hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng do chính phương tiện vận tải nhập cảnh hoặc do phương tiện vận tải khác vận chuyển lô hàng đến cảng đích. 2. Hàng hoá xuất khẩu chuyển cảng là hàng hoá xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, người xuất khẩu đã giao hàng hoá cho người vận tải theo hợp động vận tải tại cửa khẩu giao hàng, người vận tải đã ký phát vận tải đơn cho lô hàng nhưng hàng hoá chưa được xuất khẩu tại cửa khẩu giao hàng, mà được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cửa khẩu khác để xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh. Cửa khẩu giao hàng là cửa khẩu cảng biển quốc tế, cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế, cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế, cửa khẩu cảng sông quốc tế và cảng nội địa. Hàng hoá xuất khẩu chuyển cảng do một hoặc nhiều phương tiện vận tải vậ ...