Danh mục tài liệu

Thuật ngữ về lĩnh vực Bảo hiểm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.63 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu cung cấp các thuật ngữ về lĩnh vực bảo hiểm như: bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm mua hàng; bảo hiểm bổ sung; bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm xã hội tự nguyện; mô hình bảo hiểm dựa vào cộng đồng; mức đóng bảo hiểm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuật ngữ về lĩnh vực Bảo hiểm Thuật ngữ về lĩnh vực Bảo hiểm 1. Bảo hiểm xã hội BẢO HIỂM XÃ HỘI là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhậpcủa người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạnlao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết… Qũy bảohiểm xã hội thường được hình thành từ đóng góp của người sử dụng lao động,người lao động và nhà nước. Đặc thù của loại bảo hiểm này là phân phối lại (mangyếu tố xã hội): đóng góp không phụ thuộc vào rủi ro của cá nhân mà phụ thuộc vàothu nhập/lương của cá nhân đó (chia sẻ rủi ro) 2. Bảo hiểm thất nghiệp BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP là hình thức [[bảo hiểm]] để đền bù một phần thunhập cho người bị mất việc làm và hỗ trợ họ tái hòa nhập nhanh vào thị trường laođộng. 3. Bảo hiểm bổ sung BẢO HIỂM BỔ SUNG là hình thức [[bảo hiểm]] (thường là bảo hiểm tư nhân)nằm ngoài hợp đồng bảo hiểm ban đầu. 4. Bảo hiểm mùa màng BẢO HIỂM MÙA MÀNG là hình thức [[bảo hiểm]] nhằm bù đắp cho các thiệthại về sản xuất nông nghiệp do thiên tai (lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, hoặc hỏa hoạn)gây ra. 5. Bảo hiểm xã hội bắt buộc BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC là loại hình [[bảo hiểm xã hội]] mà ngườilao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Theo quy định của Luật Bảohiểm xã hội năm 2006, bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm 5 chế độ: ốm đau, thai sản,tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. 6. Bảo hiểm xã hội tự nguyện BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN là loại hình [[bảo hiểm xã hội]] mà ngườilao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phùhợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.Theo quy định của Luật Bảohiểm xã hội năm 2006, bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm hai chế độ hưu trívà tửtuất. 7. Bảo hiểm y tế BẢO HIỂM Y TẾ là hình thức [[bảo hiểm]] được áp dụng trong lĩnh vực chămsóc sức khỏe nhằm đảm bảo chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữabệnh cho người tham gia bảo hiểm. Quỹ Bảo hiểm y tế được hình thành từ đónggóp của cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác. Ngườitham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí về: a) Khámbệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; b) Khám bệnhđể sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh; và c) Vận chuyển người bệnh từ tuyếnhuyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phảichuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật. 8. Mô hình bảo hiểm dựa vào cộng đồng Mô hình bảo hiểm dựa vào cộng đồng là hình thức bảo hiểm vi mô do cộngđồng, tổ chức phi chính phủ thực hiện (thường là tự nguyện, phi lợi nhuận) nhằmcung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các hộ gia đình để nâng cao khả năng phong ngừa,giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Mô hình này hoạt động theo cơ chế chia sẻ rủi ro,tập trung nguồn lực của những nhóm có cùng đặc trưng, lợi ích. Mô hình này đượctổ chức ở cấp độ cộng đồng và mang tính tự nguyện. Các thành viên tham gia đồngthời là chủ sở hữu và là người hưởng lợi. Thông thường các dạng rủi ro được bảohiểm liên quan đến ốm đau, bệnh tật, thương tật, nhà ở, tử vong, mất mùa hoặcdịch bệnh gia súc. 9. Mức đóng bảo hiểm Mức đóng bảo hiểm là khoản tiền mà cá nhân và tổ chức đóng vào một hìnhthức bảo hiểm nhất định ([[bảo hiểm xã hội]], [[bảo hiểm y tế]], [[bảo hiểm thấtnghiệp]], [[bảo hiểm mùa màng]]…) với mức đóng góp được xác định bằng tỷ lệ% của thu nhập/tiền lương hoặc một khoản tiền cố định (trọn gói). Đối với bảohiểm xã hội bắt buộc, thông thường người lao động và chủ sử dụng lao động cùngchia sẻ đóng góp; tuy nhiên trong một số trường hợp thì hoặc là chỉ người lao độngđóng (ví dụ như chế độ chăm sóc sức khỏe dài hạn) hoặc là chỉ người sử dụng laođộng đóng (ví dụ như đóng cho chế độ bảo hiểm tai nạn lao động hoặc bệnh nghềnghiệp). Đối với các vị trí công chức thì Nhà nước đóng toàn bộ. 10. Bảo hiểm y tế dựa vào cộng đồng/vi mô BẢO HIỂM Y TẾ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG/VI MÔ là hình thức [[bảohiểm y tế]] tự nguyện, được xây dựng trên nguyên tắc đoàn kết và tương trợ lẫnnhau của cộng đồng, nhóm dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của thành viêntrong cộng đồng/nhóm tham gia 11. Bảo hiểm y tế toàn dân BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN là chương trình [[bảo hiểm]] nhằm bảo đảmcho tất cả người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản: tăng cường sứckhỏe, dự phòng, điều trị và phục hồi chức năng với chi phí hợp lý, qua đó có thểđạt được mục tiêu công bằng về chăm sóc sức khoẻ 12. Sổ bảo hiểm y tế SỔ BẢO HIỂM Y là quyển sổ được dùng để ghi nhận quá trình đóng vàhưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. Người sử dụng lao động cótrách nhiệm lập hồ sơ để ng¬ười lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, bảo quảnsổ bảo hiểm xã hội trong thời gian ngư¬ời lao động làm việc và trả sổ bảo hiểm xãhội cho người lao động khi người đó không còn làm việc. 13. Tỷ lệ thay thế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội Tỷ lệ thay thế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là tỷ số giữa mức lương hưu(trung bình) của một cá nhân hoặc nhóm người dân được hưởng trong một thời kỳnhất định so với mức thu nhập (trung bình) của người đó/nhóm người dân đó tươngứng trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó. Thí dụ, theo qui định của luật bảohiểm xã hội của Việt Nam, tỷ lệ thay thế tối đa của mức hưu trí hiện hành là 75%so với mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trung bình của các năm (đối vớikhu vực ngoài nhà nước) và mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hộitrung bình của 05 năm cuối cùng (đối với khu vực nhà nước). 180 14. Bảo hiểm vi mô Người lao động tham gia [[bảo hiểm xã hội]] (BHXH) được hưởng chế độtai nạn lao động khi suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộcmột trong các trường hợp sau: - Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc. - Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theoyêu cầu của người sử dụng lao động. - Trên tuyến đường đ ...