Thuật nói chuyện hằng ngày phần 22
Số trang: 4
Loại file: doc
Dung lượng: 47.50 KB
Lượt xem: 32
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lại một thứ người gây ác cảm trong câu chuyện nữa:Người hấp tấp. Thiệt ra tật hấp tấp tự nó không làm kẻkhác oán ghét bao nhiêu, vì phần đông, người ta ít trầm tĩnh,và chúng ta có thể vừa mang tật hấp tấp vừa nói chuyệnduyên dáng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuật nói chuyện hằng ngày phần 22Thuật Nói Chuyện Hằng Ngày Hoàng Xuân Việt Ph ần 022 Đừng Hấp Tấp Lại một thứ người gây ác cảm trong câu chuyện nữa: Người hấp tấp. Thiệt ra tật hấp tấp tự nó không làm kẻ khác oán ghét bao nhiêu, vì phần đông, người ta ít trầm tĩnh, và chúng ta có thể vừa mang tật hấp tấp vừa nói chuyện duyên dáng. Chúng tôi có một giáo sư, tánh tình vụt chạc, nhưng được học sinh mến như cha mẹ, vì ông nói chuyện đắc nhân tâm. Song trường hợp của giáo sư là họa hiếm. Thông thường, tật hấp tấp làm cho người ta phán đoán sai lầm, nói không cẩn thận, cử tri bất nhã, giọng nói không êm tai. Bạn thuật cho người hấp tấp nghe một chuyện gì đó. Đến lúc có liên quan đến họ, nếu cần đính chính hay thêm ý kiến, họ cướp lời bạn ngay, và họ không cho bạn nói hết ý. Họ cắt nghĩa, phân tách, đính chính, phê bình...làm bạn cụt hứng. Ai đó thưa méc với họ một sai lầm của kẻ dưới quyền. Họ nóng đầu lên, chụp lời kẻ ấy và kịch liệt phản đối kẻ nói. Họ không cần nghe hết lời đâm thọc. Họ không cần nghĩ coi kẻ dưới nói đúng sai, không cần biết người đòn xóc có ác tâm không không cần thời gian để kiểm tra hư thực. Họ kết luận người đó là đồ hư đốn, đồ ngụy loạn phải trừng phạt, khai trừ. Có nhiều trường hợp, người bàn chuyện với họ trình bày ý kiến của mình không gọn, hay khó hiểu, họ không chịu khó hỏi lại cho kỹ, không cố gắng tìm coi người ta muốn nóigì, họ phán đoán liền. Nghe ít câu, họ tiếp lời để trả lời tiếp.Có khi buồn cười, là họ trả lời một chút, rồi không rõ ý kẻnghe, nên phải hỏi thêm, rồi giựt lời thuyết tiếp. Trong khibàn chuyện, họ cảm thấy người ta có vẻ đổi giọng, gươngmặt buồn cau có sao đó, có khi hoàn toàn vô ý thức và khôngác tâm, họ tưởng mình bị phản đối, nên gây với người ta.Nghe một lời chỉ trích vu vơ, họ cho là ai cũng ác ý với mình,nên oán ghét và tìm phương thế trả đũa. Người hấp tấp, chẳng những có cái hại, là phán đoán sailầm, mà còn ăn nói bất cẩn nữa. Họ không kỹ lưỡng lựa lýlẽ, không chọn lời thanh nhã tinh xác để phô diễn tâm tưởngcủa mình. Vừa nghe điều chướng tai, họ nói càn ra bất cứ ýtưởng nào xảy đến trong đầu họ. Họ dùng tiếng nói vụngvề, có khi thô lỗ để biểu lộ sự hằn học của mình. Trong khi ăn nói như vậy, họ hay có những cử chỉ kì dịnhư trợn mắt, nghinh mặt, hất cằm rùn vai... Họ gieo ở đầu óc kẻ nghe cảm tưởng gì? Bạn am hiểu.Người nghe, dù dễ tánh cũng cảm thấy họ, sao xốp quá,trống trải quá, nông cạn quá, không có chút gì thận trọng. Trong một Phần của quyển này, chúng tôi bàn cùng bạnriêng về thái độ trầm tĩnh của mình. Tuy công việc có tínhchất tiêu cực, nhưng vẫn giúp bạn gây uy tín. Phải chịurằng, tự nhiên ai cũng có tính nóng ít nhiều. Song chuyệnđâu còn có đó. Lôi cái tôi của mình ra, bắt người ta nghe làphạm một trọng tội đối với thuật nói chuyện. Hằn học tấncông người ta, hay đã kích kẻ vắng mặt, lại phạm trọng tộinữa. Nói, là để cố ý cho người ta nghe, người ta phục lí. Họđang nói bị chận lại thì dễ gì họ chú tâm nghe ta. Ta dùng áctâm đập người ta. Vậy ai kính trọng điều ta trình bày? Cái hay nhất là để cho người ta nói cho thỏa mãn, rồi nếucần, ta trả lời, nếu không thì bạn bỏ qua. Trước khi trả lời:cần suy nghĩ chu đáo, lựa lí có năng lực chinh phục, chọn lờithanh nhã, cương quyết mà đường mật, điệu bộ ôn hòa, tỏra mình là kẻ tự chủ điềm đạm. Riêng những điều kẻ khácthuật lại, bạn hãy nghe bằng lổ tai của Socrate. Họ đâmthọc lỗi lầm của ai, bạn hãy hỏi đầy đủ, để bạn biết thâm ýcủa họ hư thực thế nào. Coi chừng những kẻ thù vặt, nhữngđứa tiểu tâm, những tên nịnh hót muốn lập công, tìm ân huệ,và những kẻ đòn xóc vì nhẹ dạ. Thứ người liều mạng ấy,trong nhà chùa, tu viện cũng có, đừng tin họ mà mất linhhồn. Chúng tôi biết, có nhiều người có tài đức thực sự, vì bịhiểu lầm và cuối cùng bị bạc đãi chỉ vì lũ người rắn hổ ấy. Còn thái độ của bạn đối với người hấp tấp? Định luậtvàng của phép xử thế, là đừng thô bỉ với ai, kể cả nhữngngười đáng thương hại nhất. Bạn đừng làm họ mất mặtbằng cách nói ngay rằng, họ nóng tính hay giận bậy, thiếukhôn ngoan. Nói thẳng là một đức tính. Song để dùng trongtrường hợp khác, chớ đừng áp dụng với người hấp tấp. Cóthể họ to tiếng tấn công bạn. Họ nói như sóng cồn à? Mặckệ họ. Bạn cứ nghe. Khi họ nói đã rồi, bạn hãy nói rõ điềubạn muốn nói. Và trầm tĩnh cũng họ, tìm cách giải quyết.Thái độ khoan dung và hòa hoãn của bạn, chúng tôi tin chắc,sẽ làm đẹp lòng người hấp tấp. Thế là bạn có thêm mộtngười bạn nữa.[Phần Trước] [Phần Kế] ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuật nói chuyện hằng ngày phần 22Thuật Nói Chuyện Hằng Ngày Hoàng Xuân Việt Ph ần 022 Đừng Hấp Tấp Lại một thứ người gây ác cảm trong câu chuyện nữa: Người hấp tấp. Thiệt ra tật hấp tấp tự nó không làm kẻ khác oán ghét bao nhiêu, vì phần đông, người ta ít trầm tĩnh, và chúng ta có thể vừa mang tật hấp tấp vừa nói chuyện duyên dáng. Chúng tôi có một giáo sư, tánh tình vụt chạc, nhưng được học sinh mến như cha mẹ, vì ông nói chuyện đắc nhân tâm. Song trường hợp của giáo sư là họa hiếm. Thông thường, tật hấp tấp làm cho người ta phán đoán sai lầm, nói không cẩn thận, cử tri bất nhã, giọng nói không êm tai. Bạn thuật cho người hấp tấp nghe một chuyện gì đó. Đến lúc có liên quan đến họ, nếu cần đính chính hay thêm ý kiến, họ cướp lời bạn ngay, và họ không cho bạn nói hết ý. Họ cắt nghĩa, phân tách, đính chính, phê bình...làm bạn cụt hứng. Ai đó thưa méc với họ một sai lầm của kẻ dưới quyền. Họ nóng đầu lên, chụp lời kẻ ấy và kịch liệt phản đối kẻ nói. Họ không cần nghe hết lời đâm thọc. Họ không cần nghĩ coi kẻ dưới nói đúng sai, không cần biết người đòn xóc có ác tâm không không cần thời gian để kiểm tra hư thực. Họ kết luận người đó là đồ hư đốn, đồ ngụy loạn phải trừng phạt, khai trừ. Có nhiều trường hợp, người bàn chuyện với họ trình bày ý kiến của mình không gọn, hay khó hiểu, họ không chịu khó hỏi lại cho kỹ, không cố gắng tìm coi người ta muốn nóigì, họ phán đoán liền. Nghe ít câu, họ tiếp lời để trả lời tiếp.Có khi buồn cười, là họ trả lời một chút, rồi không rõ ý kẻnghe, nên phải hỏi thêm, rồi giựt lời thuyết tiếp. Trong khibàn chuyện, họ cảm thấy người ta có vẻ đổi giọng, gươngmặt buồn cau có sao đó, có khi hoàn toàn vô ý thức và khôngác tâm, họ tưởng mình bị phản đối, nên gây với người ta.Nghe một lời chỉ trích vu vơ, họ cho là ai cũng ác ý với mình,nên oán ghét và tìm phương thế trả đũa. Người hấp tấp, chẳng những có cái hại, là phán đoán sailầm, mà còn ăn nói bất cẩn nữa. Họ không kỹ lưỡng lựa lýlẽ, không chọn lời thanh nhã tinh xác để phô diễn tâm tưởngcủa mình. Vừa nghe điều chướng tai, họ nói càn ra bất cứ ýtưởng nào xảy đến trong đầu họ. Họ dùng tiếng nói vụngvề, có khi thô lỗ để biểu lộ sự hằn học của mình. Trong khi ăn nói như vậy, họ hay có những cử chỉ kì dịnhư trợn mắt, nghinh mặt, hất cằm rùn vai... Họ gieo ở đầu óc kẻ nghe cảm tưởng gì? Bạn am hiểu.Người nghe, dù dễ tánh cũng cảm thấy họ, sao xốp quá,trống trải quá, nông cạn quá, không có chút gì thận trọng. Trong một Phần của quyển này, chúng tôi bàn cùng bạnriêng về thái độ trầm tĩnh của mình. Tuy công việc có tínhchất tiêu cực, nhưng vẫn giúp bạn gây uy tín. Phải chịurằng, tự nhiên ai cũng có tính nóng ít nhiều. Song chuyệnđâu còn có đó. Lôi cái tôi của mình ra, bắt người ta nghe làphạm một trọng tội đối với thuật nói chuyện. Hằn học tấncông người ta, hay đã kích kẻ vắng mặt, lại phạm trọng tộinữa. Nói, là để cố ý cho người ta nghe, người ta phục lí. Họđang nói bị chận lại thì dễ gì họ chú tâm nghe ta. Ta dùng áctâm đập người ta. Vậy ai kính trọng điều ta trình bày? Cái hay nhất là để cho người ta nói cho thỏa mãn, rồi nếucần, ta trả lời, nếu không thì bạn bỏ qua. Trước khi trả lời:cần suy nghĩ chu đáo, lựa lí có năng lực chinh phục, chọn lờithanh nhã, cương quyết mà đường mật, điệu bộ ôn hòa, tỏra mình là kẻ tự chủ điềm đạm. Riêng những điều kẻ khácthuật lại, bạn hãy nghe bằng lổ tai của Socrate. Họ đâmthọc lỗi lầm của ai, bạn hãy hỏi đầy đủ, để bạn biết thâm ýcủa họ hư thực thế nào. Coi chừng những kẻ thù vặt, nhữngđứa tiểu tâm, những tên nịnh hót muốn lập công, tìm ân huệ,và những kẻ đòn xóc vì nhẹ dạ. Thứ người liều mạng ấy,trong nhà chùa, tu viện cũng có, đừng tin họ mà mất linhhồn. Chúng tôi biết, có nhiều người có tài đức thực sự, vì bịhiểu lầm và cuối cùng bị bạc đãi chỉ vì lũ người rắn hổ ấy. Còn thái độ của bạn đối với người hấp tấp? Định luậtvàng của phép xử thế, là đừng thô bỉ với ai, kể cả nhữngngười đáng thương hại nhất. Bạn đừng làm họ mất mặtbằng cách nói ngay rằng, họ nóng tính hay giận bậy, thiếukhôn ngoan. Nói thẳng là một đức tính. Song để dùng trongtrường hợp khác, chớ đừng áp dụng với người hấp tấp. Cóthể họ to tiếng tấn công bạn. Họ nói như sóng cồn à? Mặckệ họ. Bạn cứ nghe. Khi họ nói đã rồi, bạn hãy nói rõ điềubạn muốn nói. Và trầm tĩnh cũng họ, tìm cách giải quyết.Thái độ khoan dung và hòa hoãn của bạn, chúng tôi tin chắc,sẽ làm đẹp lòng người hấp tấp. Thế là bạn có thêm mộtngười bạn nữa.[Phần Trước] [Phần Kế] ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kỹ năng mềm kỹ năng giao tiếp thuật nói chuyện hằng ngày kỹ năng đàm phán kỹ năng tư duyTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 848 15 0 -
Giáo trình Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng: Phần 2
50 trang 582 6 0 -
30 trang 511 2 0
-
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 435 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 392 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp
10 trang 365 0 0 -
10 trang 354 0 0
-
Làm thế nào để đàm phán lương thành công
4 trang 350 1 0 -
17 trang 334 0 0
-
Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 1 - PGS.TS Lê Thanh Sơn
103 trang 324 2 0