Thúc đẩy chuyển đổi số thông qua các hỗ trợ từ chính phủ
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 451.41 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Thúc đẩy chuyển đổi số thông qua các hỗ trợ từ chính phủ" tập trung vào nghiên cứu tổng thể các tài liệu, báo cáo dữ liệu có liên quan đến hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và phân tích, tác giả đưa ra các giải pháp hỗ trợ từ chính phủ nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thúc đẩy chuyển đổi số thông qua các hỗ trợ từ chính phủ THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ THÔNG QUA CÁC HỖ TRỢ TỪ CHÍNH PHỦ Trần Thị Ngọc Quyền* Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Thị Thu Hương TÓM TẮT Tại Việt Nam, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu và ngày càng nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế cho thấy, mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đạt được như kỳ vọng theo lĩnh vực hoạt động và quy mô, khả năng tài chính. Nguyên nhân của tình trạng này là do chính sách tài chính còn chưa theo kịp với tình hình thực tiễn, cũng như chưa có cơ chế tạo động lực để các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này. Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào nghiên cứu tổng thể các tài liệu, báo cáo dữ liệu có liên quan đến hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và phân tích, tác giả đưa ra các giải pháp hỗ trợ từ chính phủ nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Chuyển đổi số, cách mạng công nghệ 4.0, doanh nghiệp vừa và nhỏ 1. TỔNG QUAN 1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Chuyển đổi số Theo Trần Chung (2021), xác định “Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở Việt Nam doanh nghiệp vừa là có từ 200 đến 300 nhân công lao động, từ 10 đến 20 người lao động là doanh nghiệp nhỏ và dưới 10 người được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn được biết đến với tên SME, hay SMEs. SME là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise khi được dịch sang tiếng Việt cụm từ này có nghĩa là Doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Theo Siebe (2019), định nghĩa “Chuyển đổi số là sự hội tụ bốn công nghệ đột phá: Công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Sự hội tụ này khiến cho phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của chuyển đổi số hết sức rộng lớn, do đó có nhiều cách nhìn và cách tiếp cận chuyển đổi số khác nhau”. Ở khía cạnh triển khai thực tiễn, chuyển đổi số là phương tiện hay công cụ hỗ trợ thay đổi một số ngành nghề hay doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trong thời kỳ công nghệ số. Chuyển đổi số được tiến hành một cách có hệ thống và đồng bộ, có thể làm một doanh nghiệp, một ngành, hay một đất nước cất cánh. 1.2 Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong sản xuất và kinh doanh 858 Cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, sự ra đời của các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại đã làm thay đổi căn bản cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh. Kinh doanh trực tiếp truyền thống có xu hướng giảm dần, thay vào đó là các hình thức kinh doanh trên nền tảng số. Đây là xu thế tất yếu và dường như doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Có thể nói, chuyển đổi số mang tính cấp bách đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng sức cạnh tranh và bứt phá. Theo Nguyễn Vân Anh (2012) cho rằng “Các hình thức hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ tại Việt Nam từng bước xuất hiện, đa dạng, phong phú, đóng góp tích cực đối với sự phát triển thị trường công nghệ nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung, các mặt về gia tăng số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa giao dịch trên thị trường, góp phần đào tạo nhân lực, tăng số lượng tổng thể, giúp cơ quan quản lý nhà nước rà soát, tiếp tục hoàn thiện cơ chế”. 1.3 Các rào cản chuyển đổi số đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Mức độ chuyển đổi số còn thấp và chưa đồng đều. Theo số liệu đưa ra tại Diễn đàn Công nghệ FPT 2019, khoảng 76% doanh nghiệp Việt Nam (gấp 1,5 lần so với mức trung bình trên thế giới) chưa bắt đầu thực hiện chuyển đổi số. Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam là không biết điểm bắt đầu của hoạt động chuyển đổi số. Ngoài ra, các doanh nghiệp chưa tìm được mô hình phù hợp với đặc điểm riêng của mình, chưa tìm được đối tác để cùng đồng hành, hoặc hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Theo (VEPR, 2019), có khoảng 85% doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được với kinh tế số, chỉ có 13% ở cấp độ mới bắt đầu. Theo báo cáo khảo sát của World Bank trình bày tại Hội thảo khởi động dự án Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chuyển đổi số, ngày 22 tháng 7 năm 2021, đánh giá về mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, so với các nước được thực hiện khảo sát tương tự, mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thuộc hạng thấp, đặc biệt là đối với công nghệ, kỹ thuật cao về CRM hay ERP. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa có sự nhận thức đúng đắn về vai trò chuyển đổi số, đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, với khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế. Về phía doanh nghiệp, muốn thành công trong chuyển đổi số, điểm mấu chốt đầu tiên là doanh nghiệp phải nhận thức được đó là hoạt động xuất phát từ nhu cầu của chính doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của IDC- Cisco (2020) những thách thức khi chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ châu Á, trong đó có Việt Nam là sự thiếu hụt về khả năng kỹ thuật số và những lao động có trình độ trong doanh nghiệp (ở 17% doanh nghiệp), thiếu công nghệ cần thiết để cho phép chuyển đổi số (14%), thiếu ngân sách, sự cam kết từ lãnh đạo (11%); thiếu ngân sách, thiếu một lộ trình chuyển đổi số phù hợp và trong doanh nghiệp thường có độ trì trệ nhất định cản trở sự thay đổi. Theo đó, sự thiếu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thúc đẩy chuyển đổi số thông qua các hỗ trợ từ chính phủ THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ THÔNG QUA CÁC HỖ TRỢ TỪ CHÍNH PHỦ Trần Thị Ngọc Quyền* Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Thị Thu Hương TÓM TẮT Tại Việt Nam, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu và ngày càng nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế cho thấy, mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đạt được như kỳ vọng theo lĩnh vực hoạt động và quy mô, khả năng tài chính. Nguyên nhân của tình trạng này là do chính sách tài chính còn chưa theo kịp với tình hình thực tiễn, cũng như chưa có cơ chế tạo động lực để các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này. Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào nghiên cứu tổng thể các tài liệu, báo cáo dữ liệu có liên quan đến hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và phân tích, tác giả đưa ra các giải pháp hỗ trợ từ chính phủ nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Chuyển đổi số, cách mạng công nghệ 4.0, doanh nghiệp vừa và nhỏ 1. TỔNG QUAN 1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Chuyển đổi số Theo Trần Chung (2021), xác định “Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở Việt Nam doanh nghiệp vừa là có từ 200 đến 300 nhân công lao động, từ 10 đến 20 người lao động là doanh nghiệp nhỏ và dưới 10 người được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn được biết đến với tên SME, hay SMEs. SME là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise khi được dịch sang tiếng Việt cụm từ này có nghĩa là Doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Theo Siebe (2019), định nghĩa “Chuyển đổi số là sự hội tụ bốn công nghệ đột phá: Công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Sự hội tụ này khiến cho phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của chuyển đổi số hết sức rộng lớn, do đó có nhiều cách nhìn và cách tiếp cận chuyển đổi số khác nhau”. Ở khía cạnh triển khai thực tiễn, chuyển đổi số là phương tiện hay công cụ hỗ trợ thay đổi một số ngành nghề hay doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trong thời kỳ công nghệ số. Chuyển đổi số được tiến hành một cách có hệ thống và đồng bộ, có thể làm một doanh nghiệp, một ngành, hay một đất nước cất cánh. 1.2 Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong sản xuất và kinh doanh 858 Cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, sự ra đời của các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại đã làm thay đổi căn bản cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh. Kinh doanh trực tiếp truyền thống có xu hướng giảm dần, thay vào đó là các hình thức kinh doanh trên nền tảng số. Đây là xu thế tất yếu và dường như doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Có thể nói, chuyển đổi số mang tính cấp bách đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng sức cạnh tranh và bứt phá. Theo Nguyễn Vân Anh (2012) cho rằng “Các hình thức hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ tại Việt Nam từng bước xuất hiện, đa dạng, phong phú, đóng góp tích cực đối với sự phát triển thị trường công nghệ nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung, các mặt về gia tăng số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa giao dịch trên thị trường, góp phần đào tạo nhân lực, tăng số lượng tổng thể, giúp cơ quan quản lý nhà nước rà soát, tiếp tục hoàn thiện cơ chế”. 1.3 Các rào cản chuyển đổi số đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Mức độ chuyển đổi số còn thấp và chưa đồng đều. Theo số liệu đưa ra tại Diễn đàn Công nghệ FPT 2019, khoảng 76% doanh nghiệp Việt Nam (gấp 1,5 lần so với mức trung bình trên thế giới) chưa bắt đầu thực hiện chuyển đổi số. Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam là không biết điểm bắt đầu của hoạt động chuyển đổi số. Ngoài ra, các doanh nghiệp chưa tìm được mô hình phù hợp với đặc điểm riêng của mình, chưa tìm được đối tác để cùng đồng hành, hoặc hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Theo (VEPR, 2019), có khoảng 85% doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được với kinh tế số, chỉ có 13% ở cấp độ mới bắt đầu. Theo báo cáo khảo sát của World Bank trình bày tại Hội thảo khởi động dự án Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chuyển đổi số, ngày 22 tháng 7 năm 2021, đánh giá về mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, so với các nước được thực hiện khảo sát tương tự, mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thuộc hạng thấp, đặc biệt là đối với công nghệ, kỹ thuật cao về CRM hay ERP. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa có sự nhận thức đúng đắn về vai trò chuyển đổi số, đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, với khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế. Về phía doanh nghiệp, muốn thành công trong chuyển đổi số, điểm mấu chốt đầu tiên là doanh nghiệp phải nhận thức được đó là hoạt động xuất phát từ nhu cầu của chính doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của IDC- Cisco (2020) những thách thức khi chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ châu Á, trong đó có Việt Nam là sự thiếu hụt về khả năng kỹ thuật số và những lao động có trình độ trong doanh nghiệp (ở 17% doanh nghiệp), thiếu công nghệ cần thiết để cho phép chuyển đổi số (14%), thiếu ngân sách, sự cam kết từ lãnh đạo (11%); thiếu ngân sách, thiếu một lộ trình chuyển đổi số phù hợp và trong doanh nghiệp thường có độ trì trệ nhất định cản trở sự thay đổi. Theo đó, sự thiếu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên Chuyển đổi số Cách mạng công nghệ 4.0 Chính sách tài chính Doanh nghiệp vừa và nhỏ Trí tuệ nhân tạoTài liệu có liên quan:
-
6 trang 947 0 0
-
6 trang 718 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 534 9 0 -
6 trang 518 7 0
-
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 489 1 0 -
Đề cương chi tiết học phần Trí tuệ nhân tạo
12 trang 482 0 0 -
11 trang 481 0 0
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 461 1 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 442 12 0 -
7 trang 372 2 0