Danh mục tài liệu

Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 318.81 KB      Lượt xem: 40      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích một số vấn đề liên quan đến điều kiện đăng ký kết hôn và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn, từ đó nêu kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 Phạm Ngọc Mai Anh, Cao Thị Thuỳ Duyên* Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Sau khi, Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) 2014 được ban hành và cho thi hành thì khắc phục một phần nào đó về điều kiện kết hôn so với Luật HN&GĐ 2000. Tuy nhiên, trên thực tiễn hiện nay thì việc áp dụng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn vẫn còn gặp nhiều rắc rối và phức tạp ở nhiều nơi hẻo lánh, vùng sâu vùng xa, nơi ở của các dân tộc thiểu số thì vẫn chưa tiếp cận được điều kiện kết hôn và việc áp dụng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích một số vấn đề liên quan đến điều kiện đăng ký kết hôn và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn, từ đó nêu kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này. Từ khóa: độ tuổi, điều kiện kết hôn, năng lực hành vi dân sự, tự nguyện. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kết hôn được hiểu theo ngôn ngữ pháp lý là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật HN&GĐ 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Điều kiện kết hôn là đòi hỏi về mặt pháp lý đối với nam, nữ và chỉ khi thoả mãn những đòi hỏi đó thì nam, nữ mới có quyền kết hôn. Cổ luật và tục lệ ở Việt Nam đã buộc nam, nữ phải tuân theo một số quy định khi kết hôn. Việc quy định điều kiện kết hôn cần phải được kết hợp với tri thức của nhiều ngành khoa học như y học, tâm lý học, xã hội học, luật học,..., đồng thời, phải căn cứ vào phong tục, tập quán, truyền thống của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, ở từng quốc gia, từng thời điểm khác nhau, căn cứ vào những yếu tố trên mà có những quy định khác nhau về điều kiện kết hôn. Nam và nữ không phải yêu nhau, có tình yêu với nhau hoặc là muốn kết hôn là có quyền kết hôn mà phải đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn theo luật định và được sự công nhận kết hôn hợp pháp từ Nhà nước. Tuy luật quy định như vậy nhưng không phải ai cũng biết được cũng như nắm rõ và hiểu biết hết về điều kiện kết hôn để kết hôn hợp pháp, bằng chứng chứng minh được là trên thực tế vẫn còn nhiều cuộc hôn nhân là kết hôn trái pháp luật dẫn đến hậu quả là bị hủy kết hôn trái pháp luật. 1881 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT Kết hôn cũng là hiện tượng xã hội có tính tự nhiên nhằm mục đích xác lập quan hệ vợ chồng, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, chăm sóc nuôi dạy con và phát triển kinh tế. Trong Luật HN&GĐ 2014 có quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình. Căn cứ vào khoản 1, khoản 3 và khoản 5 Điều 2 Luật HN&GĐ 2014 thì nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con”. Khi kết hôn, công dân phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn đó là điều kiện về độ tuổi kết hôn, về năng lực hành vi dân sự, về sự tự nguyện và điều kiện cấm kết hôn. Điều kiện về độ tuổi: căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu nam, nữ được phép kết hôn mà không quy định tuổi tối đa. Độ tuổi kết hôn trên căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người và sự phù hợp với quy định trong Bộ luật Dân sự phải có năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Căn cứ vào Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Nếu pháp luật không quy định kết hôn thì con người sẽ bị thiếu nhận thức về kết hôn, chưa phát triển đầy đủ. [7] Ví dụ: “13 tuổi đối với nữ và 16 tuổi đối với nam là độ tuổi kết hôn.” Ông bà ngày xưa cho rằng đó là độ tuổi phù hợp để kết hôn. Nếu kết hôn ở độ tuổi đó họ sẽ sinh con, nuôi dạy con và lo cuộc sống gia đình như thế nào. Cuộc sống của những gia đình trẻ này sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, đói nghèo, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn không biết cách chăm sóc con cái sẽ làm cho xã hội không phát triển được. Ở Việt Nam, nữ giới từ đủ 18 tuổi có thể bước vào cuộc sống hôn nhân thì nam giới cũng phải từ đủ 20 tuổi mới kết hôn. Đủ 20 tuổi với nam là độ tuổi phát triển tương đối đầy đủ về mặt thể lực cũng như có sự trưởng thành nhất định về mặt sinh lý, có ý thức trách nhiệm làm chồng, làm cha, biết lo cho gia đình quan trọng nhất bảo vệ và xây dựng cuộc sống gia đình sau khi kết hôn được ổn định, ấm no và hạnh phúc. Nhằm đảm bảo việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện giữ hai bên nam nữ và khi đăng ký kết hôn các bên nam nữ buộc phải có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn và thể hiện việc xác lập quan hệ vợ chồng bằng cách ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Điều kiện về sự tự nguyện của nam, nữ: căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”. Sự tự nguyện là yếu tố rất quan trọng bởi nó quyết định xem cuộc hôn nhân giữa người nam và người nữ đó có hạnh phúc, bền vững lâu dài được hay không. Về việc nam nữ kết hôn tự nguyện sẽ được hiểu là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn dự trên sự tự do về ý chí. Vì bản chất của kết hôn là quyền chứ không phải nghĩa vụ. Không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của người tự nguyện kết hôn. Khi gọi là kết hôn ngoài ý muốn thì một bên hoặc cả hai bên kết hôn không ưng thuận kết hôn hoặc sự ưng thuận kết hôn không hoàn hảo. Điều kiện không mất năng lực hành vi dân sự: căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014: “Không bị mất năng ...