Danh mục tài liệu

Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe hệ thống y tế thôn bản tỉnh Hòa Bình năm 2014

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 402.45 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với mục tiêu đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe hệ thống Y tế thôn bản tỉnh Hòa Bình năm 2014, từ đó đề ra các biện pháp thúc đẩy công tác quản lý truyền thông giáo dục sức khỏe (GDSK) của tỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe hệ thống y tế thôn bản tỉnh Hòa Bình năm 2014 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE HỆ THỐNG Y TẾ THÔN BẢN TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2014 ThS. Vũ Quốc Hải, CN. Lê Văn Huy Trung tâm truyền thông GDSK tỉnh Hòa Bình Tóm tắt nghiên cứu Với mục tiêu đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe hệ thống Y tế thôn bản tỉnh Hoà Bình năm 2014, từ đó đề ra các biện pháp thúc đẩy công tác quản lý truyền thông giáo dục sức khỏe (GDSK) của tỉnh, nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 99 nhân viên Y tế thôn bản (YTTB) trong tỉnh Hòa Bình cho thấy tỷ lệ YTTB là nữ chiếm đa số (80,81%); số YTTB được đào tạo chuyên môn YTTB hoặc kỹ năng truyền thông GDSK chiếm 93,94%; thời gian YTTB công tác từ 11 - 15 năm chiếm tỷ lệ 43,43%; tỷ lệ YTTB có các phương tiện phục vụ công việc truyền thông thấp: 60,61% có sổ tay tuyên truyền, 22,22 % có túi truyền thông, 14,14% có đèn pin, 12,12% có công cụ làm mẫu, các phương tiện khác như quần áo đi mưa, ủng đi mưa, xe đạp...hầu như không có; 11,11% các xóm có đầy đủ phương tiện truyền thông, 90,91% có hệ thống truyền thanh, 28,29% có bộ phát video, 15,16% có bộ phát audio; 100% y tế các xã có hoạt động giao ban, cung cấp thông tin, tài liệu truyền thông, chỉ đạo hoạt động YTTB hàng tháng; Chỉ có 1,01% YTTB hài lòng với mức trợ cấp được nhận. 1. Đặt vấn đề Ngày 30/6/2006 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 kiện toàn đội ngũ làm công tác truyền thông GDSK đến tận thôn bản, dấu mốc khẳng định YTTB là thành phần quan trọng của hệ thống y tế cơ sở. Thực tế đã cho thấy đội ngũ YTTB đóng vai trò rất quan trọng trong công tác truyền thông GDSK do đội ngũ này là đội ngũ trực tiếp thực hiện công tác truyền thông GDSK tới người dân. Trước tình hình diễn biến phức tạp của mô hình bệnh tật trong tỉnh như việc các dịch bệnh truyền nhiễm quay lại và gia tăng, các bệnh mới xuất hiện mạnh (cúm A H1N1, H5N1, H7N6 ...) và các vấn đề sức khỏe liên quan đến sự phát triển của xã hội (bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh tâm thần kinh, ngộ độc thực phẩm ...), vai trò của đội ngũ YTTB ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết. Những năm gần đây Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Hòa Bình đã tăng cường công tác giám sát, đánh giá hoạt động hệ thống truyền thông GDSK, trong 80 đó có hệ thống YTTB. Qua đó đã đánh giá vai trò hết sức quan trọng của hệ thống YTTB và những mặt còn hạn chế như hoạt động chưa thống nhất, trang thiết bị còn thiếu, ghi chép báo cáo chưa tốt. Đã có nghiên cứu về thực trạng hệ thống truyền thông GDSK tuyến huyện, xã song thực trạng hệ thống YTTB chưa được đánh giá một cách đầy đủ. Hiện nay thực trạng hệ thống YTTB làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe như thế nào? Thuận lợi, khó khăn, mong muốn, khả năng đáp ứng nhiệm vụ? Cần hỗ trợ gì để hệ thống hoạt động hiệu quả hơn ? Để trả lời những câu hỏi này nhóm nghiên cứu của Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe hệ thống Y tế thôn bản tỉnh Hoà Bình năm 2014”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe hệ thống Y tế thôn bản tỉnh Hoà Bình năm 2014, từ đó đề ra các biện pháp thúc đẩy công tác quản lý truyền thông GDSK của tỉnh trong thời gian tiếp theo. 2.2. Mục tiêu cụ thể 1. Đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông GDSK của hệ thống Y tế thôn bản tỉnh Hoà Bình năm 2014. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến hoạt động truyền thông GDSK của hệ thống YTTB. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: từ tháng 5 - 10/2014 - Địa điểm: tỉnh Hoà Bình. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Nhân viên y tế thôn bản tỉnh Hòa Bình tham gia công tác từ 01/7/2013 đến 30/6/2014. 3.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 3.4. Chọn mẫu nghiên cứu: - Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho xác định một tỷ lệ: n= Z2(1-/2) p (1-p)/d2 81 Trong đó: n là cỡ mẫu z (độ tin cậy 95%)= 1,96 p là tỷ lệ % YTTB triển khai hoạt động đạt yêu cầu (ước tính = 50%) q=1-p=50% d là sai số dự kiến chấp nhận được = 10%. Thay số ta được n = 96 YTTB (~ 8,73 YTTB/xã/huyện), làm tròn 9 YTTB/xã/huyện. Số YTTB được chọn n = 99 tại 11 xã của 11 huyện, thành phố. - Cách chọn mẫu: Mỗi huyện, thành phố chọn ngẫu nhiên 1 xã/phường/thị trấn (theo danh sách các xã, huyện trong toàn tỉnh), sau đó tại mỗi xã,/phường/ thị trấn chọn ngẫu nhiên 9 YTTB. Nếu số số YTTB của xã < 9 sẽ chọn thêm YTTB các xóm liền kề của xã tiếp theo chiều xa dầ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: