Danh mục tài liệu

Thực trạng kiệt sức học tập của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 450.75 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Thực trạng kiệt sức học tập của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" cho thấy có khoảng 40% tổng số sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có những biểu hiện kiệt sức học tập ở mức đáng chú ý. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kiệt sức học tập ở sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng kiệt sức học tập của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh THỰC TRẠNG KIỆT SỨC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Hồng Nhi*, Phan Thị Ngọc Lành Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ Công chúng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh VânTÓM TẮTKiệt sức học tập được định nghĩa là “cảm giác kiệt sức bởi những yêu cầu từ việc học, hành vi hoài nghihay xa cách với việc học của một cá nhân, cảm giác không đủ năng lực với vai trò là một sinh viên. Kiệtsức học tập được đặc trưng bởi cảm giác cạn kiệt cảm xúc, cảm giác hoài nghi bản thân, cảm giác sa súthiệu quả học tập kéo dài liên quan đến việc học tập – nghiên cứu dẫn đến các hệ quả về tinh thần và thểlý. Nghiên cứu về kiệt sức học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh củanhóm tác giả được thực hiện trên tổng 676 sinh viên, đã cho thấy có khoảng 40% tổng số sinh viên trườngĐại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có những biểu hiện kiệt sức học tập ở mức đáng chú ý. Bêncạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kiệt sức học tập ở sinh viên.Từ khóa: Burnout, kiệt sức, kiệt sức học tập, sinh viên HUTECH1. ĐẶT VẤN ĐỀXã hội hiện nay của chúng ta là một nơi được xây dựng dựa trên nền tảng tri thức, tri thức quyết định sựphát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Do đó, mỗi cá nhân trong xã hội đều phải dấn thân vào hànhtrình chinh phục tri thức, mà khi nhắc đến hành trình chinh phục tri thức thì trải nghiệm ngồi trên giảngđường đại học dường như đánh dấu sự chân chính tiến vào con đường theo đuổi những tri thức mà mìnhước ao. Tuy nhiên, có một sự thật đau lòng rằng sinh viên ngày nay có rủi ro cao không hoàn thànhchương trình đại học với tỷ lệ bỏ học ở mức báo động (Anh và nnk., 2021; Alarcon và nnk., 2011; Hồng& Tùng, 2016). Ngày nay thế giới ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần của sinhviên, và đã có các công trình nghiên cứu chỉ ra mức độ stress cao cùng với sự kiệt sức có mối liên hệ vớiviệc không hoàn thành chương trình học của sinh viên (Stallman, 2010). Nhiều bài nghiên cứu đã tìmthấy sự gia tăng của nguy cơ sinh viên gặp phải kiệt sức (Alarcon và nnk., 2011; Dyrbye và nnk., 2010;Schaufeli và nnk., 2002; Yang, 2004).Khái niệm kiệt sức học tập xuất phát từ quan điểm cho rằng sinh viên cũng như những người đi làm đềuphải đối mặt với áp lực và khối lượng công việc quá tải đến từ việc học. Năm 1985, Gold & Michael đãcó nghiên cứu và chỉ ra rằng học sinh, sinh viên cũng có trải nghiệm quá tải cảm xúc vì khối lượng bàivở trên trường lớp (kiệt sức học tập) tương tự như những đối tượng khác trải nghiệm sự quá tải vì khốilượng công việc trong môi trường lao động, làm việc (Gold & Michael, 1985). Đây là là một trong nhữngbằng chứng thực nghiệm mà khi xem xét nó cùng với khái niệm về “kiệt sức” của Christina Maslach,Schaufeli và cộng sự đã phát triển ra phiên bản thang đo mức độ kiệt sức (MBI – SS) dành cho học sinh,sinh viên vào năm 2002 (Schaufeli, 2002). Dựa vào thang đo này, Kiệt sức học tập được định nghĩa là“cảm giác kiệt sức bởi những yêu cầu từ việc học, hành vi hoài nghi hay xa cách với việc học của mộtcá nhân, cảm giác không đủ năng lực với vai trò là một sinh viên”. Trong phạm vi nghiên cứu này, kháiniệm kiệt sức học tập được sử dụng là “kiệt sức học tập của sinh viên là một hội chứng tâm lý được đặctrưng bởi cảm giác cạn kiệt cảm xúc, cảm giác hoài nghi bản thân, cảm giác sa sút hiệu quả học tập kéodài liên quan đến việc học tập – nghiên cứu dẫn đến các hệ quả về tinh thần và thể lý.” 1865Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh là một trường đào tạo đa ngành. Với đặc điểm này,trường trở thành một địa bàn nghiên cứu thuận lợi, theo đó, có thể tiếp xúc với sinh viên thuộc nhiềunhóm ngành khác nhau để thực hiện các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨUĐịa bàn nghiên cứu là trường Đại học Công nghệ Hồ Chí Minh. Sau khi thu thập và làm sạch số liệu,nhóm nghiên cứu thu được 676 mẫu hiện đang là sinh viên thuộc các nhóm ngành: Kỹ thuật – Công nghệ(19.8%); Kinh tế - Quản trị (22.0%); Kiến trúc – Mỹ thuật (1.9%); Khoa học – Sức khỏe (13.0%); Luật(13.2%); Khoa học xã hội – Nhân văn (12.6%); Ngoại ngữ (8.9%); Truyền thông - Nghệ thuật (7.7%);và một số sinh viên đến từ những nhóm ngành khác như Công nghệ thực phẩm, Thú Y – Chăn nuôi(0.9%). Trong đó, sinh viên nam chiếm 41,1% (280) và sinh viên nữ chiếm 58,6% (396). Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu tài liệu; phươngpháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp trắc nghiệm tâm lý và phương pháp xử lý số liệu bằng thốngk ...

Tài liệu có liên quan: