Danh mục tài liệu

Thực trạng năng lực quản lí hoạt động dạy học tích hợp ở các trường tiểu học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.84 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết mô tả thực trạng năng lực quản lí hoạt động dạy học tích hợp ở các trường tiểu học khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả khảo sát cho thấy, cán bộ quản lí chỉ mới đạt ở mức độ hiểu và bắt chước vận dụng những vấn đề liên quan đến năng lực quản lí hoạt động dạy học tích hợp. Việc nâng cao năng lực quản lí hoạt động dạy học tích hợp sẽ giúp cho cán bộ quản lí được bổ sung thêm những phẩm chất và năng lực cần thiết để có thể đáp ứng kịp thời việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa của nước ta hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng năng lực quản lí hoạt động dạy học tích hợp ở các trường tiểu học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 21-26 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đinh Thị Kim Loan - Trần Kiều Dung Trường Cán bộ quản lí giáo dục TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 04/06/2018; ngày sửa chữa: 15/06/2018; ngày duyệt đăng: 26/06/2018. Abstract: This article presents situation of competence of managing the integrated teaching at primary schools in Mekong River Delta. Survey results show that managers have only reached the level of understanding and imitation of skills of management of integrated teaching. Therefore, improvement of management competence for managers for integrated teaching is required to practice the key skills of management and to meet the requirements of changing curriculum and textbooks nationwide in current period. Keywords: Competence, intergrated teaching, management competence primary school, Mekong Delta River. giáo viên (GV), học sinh... nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học theo hướng tích cực của nhà trường nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và chất lượng, hiệu quả đào tạo. Quản lí hoạt động DHTH là quản lí sự lao động của nhóm người (người quản lí, người dạy và người học). Điều này được cụ thể hóa ở các khía cạnh sau: 1. Mở đầu Nâng cao năng lực quản lí (NLQL) cho cán bộ quản lí (CBQL) là một vấn đề cấp thiết và đã được thể hiện trong mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục. Ở góc độ chức năng quản lí, năng lực của CBQL biểu đạt ở khả năng thực hiện và mức độ hiệu quả việc thực hiện các chức năng cơ bản của người quản lí: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Dạy học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho CBQL tiếp cận tốt nhất với chương trình và sách giáo khoa mới. Nội dung dạy học linh hoạt, học sinh học được nhiều, được chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng; vì vậy, dạy học tích hợp (DHTH) là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực. Điều này có thể góp phần khắc phục được phần nào những hạn chế trong hoạt động bồi dưỡng, hướng đến việc nâng cao NLQL hoạt động DHTH đáp ứng kịp thời việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa của nước ta hiện nay. - Chủ thể quản lí hoạt động DHTH tác động đến người dạy và người học thông qua việc thực hiện các chức năng quản lí: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho dạy học. - Người dạy đồng thời thực hiện kế hoạch hoạt động DHTH, tự tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy của mình và chỉ đạo hoạt động học của học sinh. - Người học tự xây dựng kế hoạch, tự tổ chức, chỉ đạo, tự kiểm tra hoạt động học của mình theo theo sự chỉ đạo và phương thức kiểm tra, đánh giá của chủ thể quản lí và của người dạy trực tiếp. Như vậy, trong quản lí hoạt động DHTH đã xuất hiện hoạt động tự quản lí của người dạy và người học. NLQL hoạt động DHTH là tập hợp những năng lực hoạch định kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học theo hướng tích hợp bằng cách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học theo hướng tích cực của nhà trường để thực hiện tốt các mục tiêu và chất lượng, hiệu quả đào tạo. Người quản lí có năng lực thì nhất định phải có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực quản lí, có thái độ tích cực để vận dụng tri thức, kĩ năng hiệu quả vào các hoạt động quản lí trong nhà trường. Để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất chương trình bồi dưỡng nâng cao NLQL hoạt động DHTH ở trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của nước ta hiện nay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng NLQL hoạt động này ở các trường tiểu học khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhằm giúp CBQL thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm công cụ Quản lí hoạt động DHTH chính là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia hỗ trợ phối hơp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lí đến tập thể 21 Email: dtkloan@iemh.edu.vn VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 21-26 Bảng 1 cho thấy, số lượng phiếu khảo sát thu được sau khi khảo sát và sàng lọc được phân bố tương đối đều ở những đối tượng được khảo sát theo các tiêu chí từ giới tính, chức vụ, thâm niên quản lí, trình độ đào tạo đến địa bàn công tác. Điều này phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. 2.2. Phương pháp, đối tượng và thời gian khảo sát Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi kết hợp với phương pháp phỏng vấn, hỏi ý kiến chuyên gia, nghiên cứu sản phẩm và quan sát hoạt động của giảng viên và học viên tại các lớp bồi dưỡng để tìm hiểu về thực trạng quản lí hoạt động DHTH của CBQL ở trường tiểu học. Các mức độ đánh giá như sau: 1 = Bắt chước; 2 = Vận dụng; 3 = Thuần thục; 4 = Giải thích, hướng dẫn; 5 = Sáng tạo. Với thang đo này, có thể quy về các khoảng điểm trung bình (ĐTB) như sau: 1,0-1,80: bắt ...

Tài liệu có liên quan: