Danh mục tài liệu

Thực trạng nhân lực chăn nuôi thú y tỉnh Nghệ An

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 238.29 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày thực trạng nhân lực chăn nuôi thú y tỉnh Nghệ An; Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, quản lý an toàn thực phẩm và quản lý thuốc thú y, dịch vụ thú y.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng nhân lực chăn nuôi thú y tỉnh Nghệ An H THỰC TRẠNG NHÂN LỰC CHĂN NUÔI THÚ Y TỈNH NGHỆ AN ThS. Đặng Văn Minh1 Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghệ An là một trong những tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn của cả nước, đa dạng các loạivật nuôi: toàn tỉnh có hơn 790 nghìn con trâu, bò (trong đó hơn 79 nghìn con bò sữa); hơn 970 nghìn conlợn, và hơn 33 triệu con gia cầm; Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh khoảng 20.766 ha. Ngành chănnuôi của Nghệ An phát triển khá đa dạng và tiếp tục chuyển dịch đúng hướng theo đề án tái cơ cấu ngành;tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp thuần năm 2022 tăng khá, đạt 47,94%; tốc độ tăng giá trị sản xuấtngành chăn nuôi giai đoạn 2020-2022 đạt 5,24% [1]. Với đặc thù là tỉnh có nhiều tuyến giao thông đi qua; hoạt động giao thương buôn bán động vật diễnra thường xuyên, có nhiều chợ buôn bán gia súc, gia cầm; trong khi hình thức chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻchiếm phần lớn… nên gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vàthủy sản nuôi. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi luôn được tỉnh quan tâm, chủđộng và được cả hệ thống chính trị vào cuộc nên đã hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do dịchbệnh gây ra.2. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y TỈNH NGHỆ AN2.1. Giai đoạn từ năm 2016 đến 01/01/2020 Hệ thống ngành chăn nuôi và thú y tỉnh Nghệ An như sau [2]: + Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh gồm Lãnh đạo và 05 phòng chuyên môn; + 21 Trạm Chăn nuôi và thú y các huyện, thành thị, 01 Trạm Kiểm dịch động vật Bắc Nghệ An; + Hệ thống mạng lưới thú y xã (mỗi xã có 01 thú y trưởng hưởng lương hệ số 0,8; 3-4 thú y viên). Hệ thống thú y trên địa bàn tỉnh hoạt động theo quy định của Luật thú y, đúng chuyên môn,chuyên nghiệp. Đặc biệt là lực lượng thú y huyện, xã là tuyến đầu trong phòng, chống dịch bệnh, gópphần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi: (1) Triển khai, tổ chức tiêm phòng vắc xin định kỳ cho giasúc, gia cầm, góp phần chủ động ngăn chặn các dịch bệnh nguy hiểm; (2) Giám sát, phát hiện dịch bệnhsớm, xử lý dịch bệnh trong diện hẹp; (3) Kiểm soát giết mổ tại địa phương, góp phần đảm bảo vệ sinhthú y, an toàn thực phẩm; (4) Phối hợp quản lý các quầy ốt kinh doanh thức ăn gia súc, thủy sản, thuốcthú y; (5) Phối hợp tốt với ngành y tế địa phương triển khai công tác tuyên truyền, phòng chống bệnhtruyền lây giữa người và gia súc,... tiếp cận theo hướng ”Một sức khỏe”.2.2. Giai đoạn từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2022 Thực hiện Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh vàQuyết định số 5301/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh, Trạm Chăn nuôi và Thú y sát nhậpcùng các đơn vị khác (Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông...) thành Trung tâm Dịchvụ Nông nghiệp thuộc UBND cấp huyện quản lý; chức danh thú y xã không được bố trí; các cán bộ đượcphân công kiêm nhiệm công tác thú y mỗi xã một kiểu: Hội nông dân, Hội thanh niên, Hội Phụ nữ xã...cho nên công tác phát triển chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, do: (1) Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện không có chức năng quản lý nhà nước về thú y, tỷlệ biên chế chuyên ngành chăn nuôi, thú y tại Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế) rất ít (20-30%), do đó, công tác tổ chức thực hiện phòng chống dịch bệnh động vật, kiểm tra chuyên ngành lĩnhvực chăn nuôi, thú y tại cơ sở rất khó triển khai; 82 Hội thảo khoa học Quốc gia “Xu hướng công tác giống và thức ăn chăn nuôi” (2) Công tác báo cáo dịch bệnh từ cơ sở đến cấp tỉnh chậm, do qua nhiều tầng nấc trung gian,không còn mang tính trực tiếp để xử lý dịch bệnh; (3) Công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng, chốngdịch bệnh, phát triển chăn nuôi cũng rất hạn chế...2.3. Kết quả kiện toàn hệ thống thú y tỉnh Nghệ An Từ những khó khăn và bất cập nêu trên, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết địnhsố 414/QĐ-TTg, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số2559/QĐ-UBND ngày 23/7/2021 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệthống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Sau 02 năm triển khai thực hiện, kết quả kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống cơ quanquản lý chuyên ngành thú y tại tỉnh Nghệ An như sau: - Ngày 28/9/2021, Tỉnh ủy Nghệ An đã có Thông báo số 380-TB/TU về chủ trương sắp xếp tổ chứcbộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo NĐ 107/2020/NĐ-CP của Chính phủ, vẫn giữnguyên Chi cục Chăn nuôi và Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. - Ngày 09/12/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND. Do đó, chức danh thú y cơ sở được khôi phục, mỗi xã bố trí 01 thú y viên hoạt động khôngchuyên trách, được hưởng chế độ phụ cấp hệ số từ 1,1-1,25 mức lương cơ bản. Trên địa bàn tỉnh đến nayđã có 433 phường/xã bố trí thú y (đạt tỷ lệ 94,1%), chỉ còn 27 xã đang tuyển dụng (tỷ lệ 5,9%) [3]. - Đối với việc khôi phục hệ thống Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện, theo Quyết định số2559/QĐ-UBND ngày 23/7/2021 của UBND tỉnh Nghệ An, lộ trình thực hiện từ năm 2022 đến năm2025. Hiện nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đang xây dựng Đề án kiện toàn lại hệ thống thú y cấphuyện theo quy định tại Luật Thú y và chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnhNghệ An.2.4. Về nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản; kiểm dịch, kiểm soátgiết mổ, quản lý an toàn thực phẩm và quản lý thuốc thú y, dịch vụ thú y - Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp ...

Tài liệu có liên quan: