Danh mục tài liệu

Thực trạng pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và một số kiến nghị hoàn thiện

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 742.51 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và thực tiễn thực hiện. Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và một số kiến nghị hoàn thiện THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN THE LEGAL STATUS OF COMPULSORY FIRE AND EXPLOSION INSURANCE AND SOME RECOMMENDATIONS Nguyễn Thị Mỹ Dung TÓM TẮT: Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là thực sự cần thiết trong cuộc sống. Để đảm bảo lợi ích công cộng và an toàn xã hội trước những thiệt hại do cháy, nổ gây ra đối với tài sản, Nhà nước đã quy định bảo hiểm cháy, nổ là một trong những loại hình bảo hiểm bắt buộc. Bài viết phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và thực tiễn thực hiện. Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Từ khóa: Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm cháy nổ, nguy hiểm về cháy nổ ABSTRACT: Compulsory fire and explosion insurance is really necessary in life. In order to ensure public interests and social safety against damage caused by fire and explosion to property, the State has stipulated that fire and explosion insurance is one of the compulsory types of insurance. The article analyzes the current state of Vietnam's regulations on compulsory fire and explosion insurance and practical implementation. On that basis, some solutions are proposed to improve the law on compulsory fire and explosion insurance Keywords: Insurance business, fire and explosion insurance, fire and explosion danger 1. Đặt vấn đề Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là một loại hình bảo hiểm tài sản về những thiệt hại hoặc tổn thất đối với tài sản do nguyên nhân cháy, nổ gây ra. Có thể khẳng định rằng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc ra đời xuất phát từ mục đích bảo hiểm lợi ích công cộng và an toàn xã hội trƣớc những rủi ro, thiệt hại về tài sản do sự kiện cháy, nổ gây ra. Do đó, việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho nhà nƣớc và xã hội, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt  Đoàn luật sƣ tỉnh Bình Dƣơng; Email: mydunglsbd@gmail.com 96 buộc có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/04/2018; có thể nói việc ban hành Nghị định số 23/2018/NĐ-CP trong thời điểm hiện nay là vô cùng quan trọng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm mở rộng diện tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, đồng thời bổ sung nguồn lực góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy trên thực tiễn. 2. Thực trạng và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc 2.1. Quy định về đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Dƣới góc độ luật thực định thì pháp luật yêu cầu bên mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là các cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP1. Đây là điểm khác biệt giữa bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc với các loại hình bảo hiểm tài sản khác khi mà bên mua bảo hiểm có phải là chủ sở hữu của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Với các loại hình bảo hiểm tài sản khác nhƣ bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tài sản kỹ thuật, bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt; bên mua bảo hiểm là những ngƣời có quyền đối với đối tƣợng bảo hiểm nghĩa là chỉ cần có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng hoặc quyền định đoạt đối với tài sản thì ngƣời đó cũng có thể mua bảo hiểm đối với tài sản đó. Ví dụ: Anh A là chủ sở hữu một căn nhà cấp 4 (không thuộc đối tƣợng bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc), do không có nhu cầu sử dụng nên anh A để cho gia đình em trai mình là anh B sống tại căn nhà đó. Nhƣ vậy, anh B dù không phải là chủ sở hữu của căn nhà nhƣng anh B có quyền sử dụng căn nhà nên để đảm bảo quyền lợi cho mình khi không may rủi ro xảy ra thì anh B vẫn đƣợc quyền mua bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt cho căn nhà. Sự khác biệt này xuất phát từ việc bảo hiểm cháy, nổ là loại hình bảo hiểm tài sản bắt buộc đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Theo đó, bên mua bảo hiểm là chủ sở hữu của đối tƣợng bảo hiểm (ngƣời có quyền đầy đủ nhất và cao nhất đối với tài sản) mặc nhiên phát sinh trách nhiệm phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, trƣờng hợp không tham gia sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. 1 Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 97 Tính bắt buộc của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc xuất phát từ tính đặc thù của đối tƣợng bảo hiểm. Cụ thể: Thứ nhất, Đối tƣợng bảo hiểm của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là những địa điểm mà hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ gây ra cháy, nổ nếu nhƣ không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về phóng cháy và chữa cháy nhƣ: Cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ, cơ sở sản xuất vật liệu nổ, kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lƣợng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên (đƣợc xác định là đặc tính sẵn có) hoặc các cơ sở có chứa các vật liệu, thiết bị, tài sản có nguy cơ cao gây ra cháy nổ nhƣ nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dƣỡng máy bay ; nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên2 Thứ hai, Nếu sự kiện cháy nổ xảy ra với các đối tƣợng này sẽ gây thiệt hại “đặc biệt nghiêm trọng” về ngƣời và tài sản không chỉ cho bên mua bảo hiểm mà còn ảnh hƣởng đến cộng đồng, xã hội. Hậu quả mà nó gây ra có thể vƣợt quá khả năng khắc phục về mặt tài chính của bên mua hiểm, đồng thời gây ảnh hƣởng đến tâm lý xã hội. Do đó pháp luật xác định các cơ quan đơn vị có đặc điểm là địa điểm tập trung đông ngƣời và khối lƣợng tài sản lớn nhƣ: Học viện, trƣờng đại học, trƣờng cao đẳng, trƣờng trung cấp, ...