Danh mục tài liệu

Thực trạng pháp luật về kiểm toán nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 340.92 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thực trạng pháp luật về kiểm toán nhà nước ở Việt Nam hiện nay" chỉ ra một số điểm nổi bật và bất cập trong hệ thống pháp luật về Kiểm toán Nhà nước, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc xây dựng Kiểm toán Nhà nước từng bước trở thành cơ quan kiểm tra tài chính có uy tín và trách nhiệm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng pháp luật về kiểm toán nhà nước ở Việt Nam hiện nay THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Lê Minh Hạnh1 ThS. Đỗ Thu Hiền2Tóm tắt Pháp luật về Kiểm toán Nhà nước là một bộ phận của hệ thống pháp luật ViệtNam, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động của tổ chứcKiểm toán Nhà nước; với mục đích tăng cường việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trongquản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước, góp phần thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí, tăng cường phòng, chống tham nhũng. Luật Kiểm toán Nhà nước 2015 (sửa đổi,sổ sung năm 2019) là cơ sở pháp lý cao nhất hiện nay về tổ chức và hoạt động của Kiểmtoán Nhà nước, bên cạnh một số văn bản quy phạm pháp luật khác quy định các nội dungliên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước. Dù vây, hệ thống pháp luậtvề Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và hạn chế. Bài viết nàychỉ ra một số điểm nổi bật và bất cập trong hệ thống pháp luật về Kiểm toán Nhà nước, từđó đề xuất một số giải pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc xây dựng Kiểm toán Nhànước từng bước trở thành cơ quan kiểm tra tài chính có uy tín và trách nhiệm.Từ khóa: kiểm toán nhà nước, pháp luật về kiểm toán nhà nước, quy phạm pháp luật vềkiểm toán nhà nướcĐặt vấn đề “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để cụ thể hóa Hiến pháp, Luật Kiểmtoán Nhà nước và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Kiểm toán Nhà nước phù hợpbối cảnh và xu hướng mới; thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật về Kiểm toán Nhà nướcvới hệ thống pháp luật, bảo đảm thiết chế Kiểm toán Nhà nước có đủ năng lực, đáp ứngyêu cầu kiểm tra, giám sát quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công của Nhà nước; đáp ứngyêu cầu công cuộc đổi mới, nhất là trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, gắnvới hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng”3. Đây là nội dung xuyên suốt Chiến lược pháttriển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030. Qua đó có thể thấy, việc hoàn thiện pháp luậtvề Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam hiện nay là vấn đề cấp bách, tất yếu. Để hoàn thànhtốt nhiệm vụ này, trước hết cần xác định những lỗ hổng pháp luật, từ đó xây dựng và thực1 Khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh, Email: minhhanhisb@gmail.com ;Số điện thoại: 09046877892 Khoa Nhà nước và Pháp luật - Học viện Báo chí và Tuyên truyền180hiện đồng bộ các giải pháp; từng bước hệ thống hóa pháp luật nói chung, pháp luật vềKiểm toán Nhà nước nói riêng.1. Vài nét về Kiểm toán nhà nước ở Việt Nam Kiểm toán ra đời vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên gắn liền với nềnvăn minh Ai Cập và La Mã cổ đại. Ban đầu kiểm toán kiểm toán chỉ ở mức độ sơ khai,những người làm công tác kiểm toán đọc to số liệu, tài liệu cho một bên độc lập nghe vàsau đó chứng thực, vì vậy thuật ngữ kiểm toán nguyên bản là “Audire” có nghĩa là nghe. Ở Việt Nam, trước năm 1975, đã có kiểm toán nhưng chỉ ở miền Nam và là hoạtđộng của các công ty nước ngoài. Cho đến ngày 11 tháng 7 năm 1994 Kiểm toán Nhànước Việt Nam được chính thức thành lập theo Nghị định 70/CP của Chính phủ ViệtNam với chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp lý của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáoquyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kế toán nhà nước vàcác đoàn thể quần chúng. Ngày 01/01/2006 luật Kiểm toán Nhà nước có hiệu lực đã quy định rõ Kiểm toánNhà nước trực thuộc Quốc hội; Ủy ban thường vụ Quốc hội Tổng kiểm toán Nhà nước đềcử và Quốc hội bầu vị trí Tổng Kiểm toán Nhà nước, nhiệm kỳ Tổng Kiểm toán theonhiệm kỳ của Quốc hội, có thể được bầu lại nhưng không quá 2 nhiệm kỳ1. Cùng với sựphát triển kinh tế và nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, Hiến pháp2013 đã hiến định địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước và Tổng Kiểm toán Nhà nước.Theo đó, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước, hoạt động độc lậpvà chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và xác định tính đúng đắn,trung thực của báo cáo tài chính, việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quảtrong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước2. Có thể chia quá trình hình thành và phát triển của Kiểm toán nhà nước thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn hình thành (từ 1994 đến 2004) Hiến pháp 1992 được ban hành và có hiệu lực đã xác lập đường lối đổi mới kinhtế, Việt Nam chuyển hướng phát triển kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, baocấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tất cả các hoạt động, tài chính, kinhtế có sử dụng ngân sách Nhà nước đều vận hành theo cơ chế thị trường. Để hạn chế thamnhũng lãng phí công tác kiểm soát tài chính công là vô cùng quan trọng, đáp ứng yêu cầucấp thiết đó Kiểm toán Nhà nước được hình thành. Ngày 11 tháng 7 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 70-CP thành lập Cơquan kiểm toán nhà nước; quy định “Nay thành lập Kiểm toán Nhà nước để giúp Thủ1 Luật Kiểm toán Nhà nước 2005, Điều 13, Điều 14, Điều 152 Quốc hội (2013), Hiến pháp, Điều 118 181tướng Chỉnh phủ thực hiện chức nàng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tàiliệu và số liệu kế toán, bảo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sựnghiệp, đơn vị kinh tế Nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụngkinh phí do ngân sách Nhà nước cấp”1. Mặc dù đã được thành lập, nhưng ở giai đoạn nàyKiểm toán Nhà nước chưa phải là cơ quan hiến định độc lập. Kiểm toán nhà nước doChính phủ thành lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, quy định cơ cấu tổ chức và chế độlàm việc. Ngoài sự phụ thuộc về khung thể chế, kiểm toán nhà nước giai đoạn này cònphụ thuộc vào C ...

Tài liệu có liên quan: