Thực trạng phát triển khả năng nhận biết độ dài thời gian của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.23 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày thực trạng phát triển khả năng nhận biết độ dài thời gian của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ phát triển kĩ năng nhận biết độ dài thời gian tính bằng phút của trẻ còn hạn chế nhưng trẻ nhận biết mối quan hệ thời gian diễn ra các hoạt động tốt hơn, trẻ nhận biết khoảng thời gian ngắn dành cho mỗi hoạt động nhưng còn hạn chế khi thực hiện nhiệm vụ trong thời gian quy định, kĩ năng nhận biết hướng trôi một chiều của thời gian của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại Thành phố Ninh Bình còn chưa chính xác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng phát triển khả năng nhận biết độ dài thời gian của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 57-60 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT ĐỘ DÀI THỜI GIAN CỦA TRẺ 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH Vũ Thị Diệu Thúy - Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình Ngày nhận bài: 27/11/2017; ngày sửa chữa: 05/12/2017; ngày duyệt đăng: 06/12/2017. Abstract: The paper presents the current state of developing the ability to recognize the length of time by 5-6 year old children in some kindergartens in Ninh Binh City. Research shows that the level of development of childrens perceptions of time length in minutes is limited, but children are better in perceiving time relationships of activities. Moreover, children easily perceive the short time for each activity but they show limitation in performing the task within the specified time. Additionally, children aged five to six in some kindergartens in Ninh Binh City have not recognized exactly the one-way navigation ability of time. Keywords: Current status, skill, time length. 1. Mở đầu Việc giáo dục nhận biết độ dài thời gian (ĐDTG) sẽ giúp trẻ điều chỉnh các hoạt động của mình phù hợp với thời gian (TG), đồng thời hình thành ở trẻ những phẩm chất quý báu như: tính tổ chức, kỉ luật, chính xác, nhanh nhẹn, biết trân trọng TG. Mặt khác, sự nhận biết ĐDTG giúp trẻ 5-6 tuổi thích ứng dễ dàng hơn với thời gian biểu hoạt động ở trường phổ thông và có phong cách sống phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay. Kĩ năng nhận biết ĐDTG là sự hình thành biểu tượng về khoảng TG tính từ thời điểm bắt đầu đến khi kết thúc một sự kiện theo một trình tự, mối quan hệ TG diễn ra các sự kiện, từ đó biết kiểm soát TG khi thực hiện hoạt động, điều chỉnh tốc độ thực hiện hoạt động phù hợp với khoảng TG quy định. Các tiêu chí đánh giá kĩ năng nhận biết ĐDTG của trẻ 5-6 tuổi phù hợp với đặc điểm phát triển nhận thức và khả năng vận động của trẻ, định hướng cho việc xác định nội dung và biện pháp dạy trẻ nhận biết ĐDTG qua trải nghiệm. Xác định thực trạng mức độ phát triển kĩ năng nhận biết ĐDTG của trẻ 5-6 tuổi để xác lập cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp phát triển kĩ năng nhận biết ĐDTG của trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát quá trình điều tra thực trạng - Quá trình điều tra thực hiện trên 50 trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non (MN) Tân Thành và 50 trẻ trường MN Nam Thành thuộc TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. - TG điều tra: Từ tháng 3-4/2017. - Để đánh giá mức độ phát triển kĩ năng nhận biết ĐDTG, chúng tôi sử dụng 4 tiêu chí: 1) Kĩ năng nhận biết ĐDTG của phút; 2) Kĩ năng nhận biết các mối quan hệ TG diễn ra các sự kiện mà trẻ trải nghiệm: nêu được mối quan hệ ĐDTG và mối quan hệ tốc độ diễn ra các sự kiện 57 trong khoảng TG đó; 3) Kĩ năng kiểm soát TG trong hoạt động mà trẻ trải nghiệm: biết lựa chọn hoạt động phù hợp với TG quy định, biết tăng hoặc giảm tốc độ hoạt động tùy theo yêu cầu của từng bài tập để hoàn thành nhiệm vụ; 4) Kĩ năng nhận biết hướng trôi của TG: biết các giai đoạn và trình tự diễn ra sự kiện, dùng đúng các từ chỉ chiều TG theo trình tự đó và giải thích cơ sở xác định trình tự đó. 2.2. Kết quả điều tra 2.2.1. Kĩ năng nhận biết ĐDTG của phút Trẻ 5-6 tuổi nhận biết tốt dấu hiệu của năm, mùa, tuần, ngày... qua biểu hiện của tự nhiên và hoạt động của con người nhưng những khoảng TG ngắn như giây, phút thì trẻ khó nhận biết hơn, mà việc nhận biết độ dài của phút lại là cơ sở để trẻ thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt, vui chơi, học tập...; đơn vị phút được sử dụng phổ biến khi tính TG trong nhiều hoạt động của cuộc sống. Vì vậy, khi dạy trẻ nhận biết ĐDTG, cần giúp trẻ nhận biết chính xác độ dài của phút. Để thực hiện đo kĩ năng nhận biết ĐDTG là 1 phút, chúng tôi cho mỗi trẻ thực hiện 4 bài tập: Nhắm mắt trong 1 phút; Quan sát tranh con cá trong 1 phút; Vẽ con cá theo mẫu trong 1 phút; Quan sát bể cá trong 1 phút. Quan sát trẻ thực hiện nhiệm vụ, đánh dấu TG trẻ thực hiện ở mỗi nhiệm vụ theo phiếu đánh giá, cho điểm theo thang đánh giá. Kết quả thu được như sau (bảng 1): Bảng 1. Mức độ nhận biết ĐDTG của phút Mức độ T Trường T MN Rất cao Cao TB Thấp SL % SL % SL % SL % Điểm TBC M 1 Tân Thành 0 0 10 20 26 52 14 2 8 1,56 2 Nam Thành 0 0 9 18 27 54 14 2 8 1,49 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 57-60 Bảng 1 cho thấy, kĩ năng nhận biết ĐDTG là 1 phút của trẻ rất hạn chế. Hầu hết, trẻ không xác định đúng khoảng TG diễn ra 1 phút khi thực hiện các nhiệm vụ: nhắm mắt, quan sát tranh con cá, vẽ con cá, quan sát bể cá trong 1 phút. Trên 50% trẻ đạt kết quả ở mức trung bình (TB), không có trẻ nào đạt mức rất cao. Trẻ ở cả 2 trường đều có mức nhận biết về ĐDTG tương đương nhau. Điểm trung bình cộng (TBC) của trẻ ở cả 2 trường đều nằm ở mức thấp (cận TB): trẻ Tân Thành có điểm TBC là 1,56, cao hơn trẻ ở Trường ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng phát triển khả năng nhận biết độ dài thời gian của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 57-60 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT ĐỘ DÀI THỜI GIAN CỦA TRẺ 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH Vũ Thị Diệu Thúy - Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình Ngày nhận bài: 27/11/2017; ngày sửa chữa: 05/12/2017; ngày duyệt đăng: 06/12/2017. Abstract: The paper presents the current state of developing the ability to recognize the length of time by 5-6 year old children in some kindergartens in Ninh Binh City. Research shows that the level of development of childrens perceptions of time length in minutes is limited, but children are better in perceiving time relationships of activities. Moreover, children easily perceive the short time for each activity but they show limitation in performing the task within the specified time. Additionally, children aged five to six in some kindergartens in Ninh Binh City have not recognized exactly the one-way navigation ability of time. Keywords: Current status, skill, time length. 1. Mở đầu Việc giáo dục nhận biết độ dài thời gian (ĐDTG) sẽ giúp trẻ điều chỉnh các hoạt động của mình phù hợp với thời gian (TG), đồng thời hình thành ở trẻ những phẩm chất quý báu như: tính tổ chức, kỉ luật, chính xác, nhanh nhẹn, biết trân trọng TG. Mặt khác, sự nhận biết ĐDTG giúp trẻ 5-6 tuổi thích ứng dễ dàng hơn với thời gian biểu hoạt động ở trường phổ thông và có phong cách sống phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay. Kĩ năng nhận biết ĐDTG là sự hình thành biểu tượng về khoảng TG tính từ thời điểm bắt đầu đến khi kết thúc một sự kiện theo một trình tự, mối quan hệ TG diễn ra các sự kiện, từ đó biết kiểm soát TG khi thực hiện hoạt động, điều chỉnh tốc độ thực hiện hoạt động phù hợp với khoảng TG quy định. Các tiêu chí đánh giá kĩ năng nhận biết ĐDTG của trẻ 5-6 tuổi phù hợp với đặc điểm phát triển nhận thức và khả năng vận động của trẻ, định hướng cho việc xác định nội dung và biện pháp dạy trẻ nhận biết ĐDTG qua trải nghiệm. Xác định thực trạng mức độ phát triển kĩ năng nhận biết ĐDTG của trẻ 5-6 tuổi để xác lập cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp phát triển kĩ năng nhận biết ĐDTG của trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát quá trình điều tra thực trạng - Quá trình điều tra thực hiện trên 50 trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non (MN) Tân Thành và 50 trẻ trường MN Nam Thành thuộc TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. - TG điều tra: Từ tháng 3-4/2017. - Để đánh giá mức độ phát triển kĩ năng nhận biết ĐDTG, chúng tôi sử dụng 4 tiêu chí: 1) Kĩ năng nhận biết ĐDTG của phút; 2) Kĩ năng nhận biết các mối quan hệ TG diễn ra các sự kiện mà trẻ trải nghiệm: nêu được mối quan hệ ĐDTG và mối quan hệ tốc độ diễn ra các sự kiện 57 trong khoảng TG đó; 3) Kĩ năng kiểm soát TG trong hoạt động mà trẻ trải nghiệm: biết lựa chọn hoạt động phù hợp với TG quy định, biết tăng hoặc giảm tốc độ hoạt động tùy theo yêu cầu của từng bài tập để hoàn thành nhiệm vụ; 4) Kĩ năng nhận biết hướng trôi của TG: biết các giai đoạn và trình tự diễn ra sự kiện, dùng đúng các từ chỉ chiều TG theo trình tự đó và giải thích cơ sở xác định trình tự đó. 2.2. Kết quả điều tra 2.2.1. Kĩ năng nhận biết ĐDTG của phút Trẻ 5-6 tuổi nhận biết tốt dấu hiệu của năm, mùa, tuần, ngày... qua biểu hiện của tự nhiên và hoạt động của con người nhưng những khoảng TG ngắn như giây, phút thì trẻ khó nhận biết hơn, mà việc nhận biết độ dài của phút lại là cơ sở để trẻ thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt, vui chơi, học tập...; đơn vị phút được sử dụng phổ biến khi tính TG trong nhiều hoạt động của cuộc sống. Vì vậy, khi dạy trẻ nhận biết ĐDTG, cần giúp trẻ nhận biết chính xác độ dài của phút. Để thực hiện đo kĩ năng nhận biết ĐDTG là 1 phút, chúng tôi cho mỗi trẻ thực hiện 4 bài tập: Nhắm mắt trong 1 phút; Quan sát tranh con cá trong 1 phút; Vẽ con cá theo mẫu trong 1 phút; Quan sát bể cá trong 1 phút. Quan sát trẻ thực hiện nhiệm vụ, đánh dấu TG trẻ thực hiện ở mỗi nhiệm vụ theo phiếu đánh giá, cho điểm theo thang đánh giá. Kết quả thu được như sau (bảng 1): Bảng 1. Mức độ nhận biết ĐDTG của phút Mức độ T Trường T MN Rất cao Cao TB Thấp SL % SL % SL % SL % Điểm TBC M 1 Tân Thành 0 0 10 20 26 52 14 2 8 1,56 2 Nam Thành 0 0 9 18 27 54 14 2 8 1,49 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 57-60 Bảng 1 cho thấy, kĩ năng nhận biết ĐDTG là 1 phút của trẻ rất hạn chế. Hầu hết, trẻ không xác định đúng khoảng TG diễn ra 1 phút khi thực hiện các nhiệm vụ: nhắm mắt, quan sát tranh con cá, vẽ con cá, quan sát bể cá trong 1 phút. Trên 50% trẻ đạt kết quả ở mức trung bình (TB), không có trẻ nào đạt mức rất cao. Trẻ ở cả 2 trường đều có mức nhận biết về ĐDTG tương đương nhau. Điểm trung bình cộng (TBC) của trẻ ở cả 2 trường đều nằm ở mức thấp (cận TB): trẻ Tân Thành có điểm TBC là 1,56, cao hơn trẻ ở Trường ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển khả năng nhận biết độ dài thời gian Trẻ 5-6 tuổi Kĩ năng nhận biết hướng trôi một chiều của thời gian Chương trình Giáo dục mầm non Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gianTài liệu có liên quan:
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn tăng cường tiếng Việt
12 trang 280 0 0 -
Quyết định số 411/QĐ-UBND 2013
5 trang 59 0 0 -
Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND 2013
13 trang 48 0 0 -
9 trang 44 0 0
-
Kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục
9 trang 42 0 0 -
45 trang 39 0 0
-
Một số trò chơi học tập giúp trẻ mầm non làm quen với biểu tượng về tập hợp - số - phép đếm
7 trang 39 0 0 -
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên - Nội dung 2: Giáo dục mầm non năm học 2017-2018
36 trang 38 0 0 -
Thiết kế trò chơi phát triển tính kiên trì trong góc học tập theo hướng tiếp cận Montessori
3 trang 36 0 0 -
Tiểu luận: Đánh giá tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học
19 trang 35 0 0