Danh mục tài liệu

Thực trạng thị trường Fintech và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giao dịch Fintech tại Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 384.88 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu "Thực trạng thị trường Fintech và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giao dịch Fintech tại Việt Nam" phân tích thực trạng phát triển Fintech tại Việt Nam hiện nay chỉ ra những khó khăn khi ứng dụng Fintech vào thị trường Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển Fintech tại Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng thị trường Fintech và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giao dịch Fintech tại Việt Nam THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG FINTECH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIAO DỊCH FINTECH TẠI VIỆT NAM Nguyễn Bá Chiến1 Tóm tắt: Fintech (công nghệ tài chính) giờ đây đã trở thành từ khóa “hot” trong giới tài chính thế giới. Không chỉ nâng cao khả năng tiếp cận tài chính, mà công nghệ này còn đem lại những ứng dụng sáng tạo và phát triển phương thức kinh doanh mới. Đặc biệt, năm 2021 và nửa đầu năm 2022 là 2 năm bứt phá của Fintech tại Việt Nam, với sự xuất hiện của hơn 200 công ty Fintech hoat động khá đầy đủ trên hầu hết tất cả các lĩnh vực dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của Fintech, bên cạnh những thuận lợi, Fintech Việt Nam phải đối diện với không ít thách thức, khó khăn. Chính vì vậy, bài nghiên cứu phân tích thực trạng phát triển Fintech tại Việt Nam hiện nay chỉ ra những khó khăn khi ứng dụng Fintech vào thị trường Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển Fintech tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Fintech, công nghệ tài chính, thanh toán điện tử, ví điện tử, kinh tế số, Intelligent Digital Banking for Enterprise ( iDB)1. GIỚI THIỆU Fintech là một thuật ngữ được ghép từ hai thuật ngữ “Financial” và “Technology”, thường đượcdùng để mô tả quá trình ứng dụng các công nghệ mới nhằm tự động hoá việc cung ứng và sử dụngdịch vụ tài chính (Dương Tấn Khoa, 2019). Khi đó các định chế tài chính tiến hành ứng dụng côngnghệ thông tin, tạo ra các phần mềm chuyên dụng để nâng cao hiệu quả của các giao dịch tài chính.Theo Mackenzie, (2015), Partrick (2017), Fintech là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo vàhiện đại cho lĩnh vực tài chính, nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp/ dịch vụ tài chính minhbạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống. Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng cho sự phát triển của Fintechnhư dân số trẻ, khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ mới nhanh: 89% người dùng trong độ tuổi từ20- 44 tuổi sử dụng Internet, 58% dân số sử dụng Internet ít nhất 5 giờ/ngày (Nielsen, 2017). Thị trường Fintech ở Việt Nam được dự báo sẽ chạm mốc 18 tỉ USD vào năm 2024, tăng gấpbốn lần so với mức 4,5 tỉ USD năm 2016 và 93% vốn đầu tư mạo hiểm vào thị trường này tập trungvào mảng ví điện tử và thanh toán điện tử (Nhuệ Mẫn, 2023). Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế(IMF), đến năm 2025, nền kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ ba trong khu vực Đông Nam Ávề quy mô kinh tế với GDP là 571,1 tỉ USD vì thị trường Fintech của Việt Nam sở hữu nhiều yếutố để có thể trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất ở khu vực (Trang Nhi, 2022), trongđó, dân số đông mang lại tiềm năng phát triển hấp dẫn cho thị trường này.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT/TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu : Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu Đối tượng nghiên cứu: những người sử dụng Fintech ở Việt Nam1 Tổng Giám Đốc, Công ty Cổ Phần Giải pháp Chuyển Đổi số Việt Nam.Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 661 Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu: Giải pháp nâng cao chất lượng giao dịch Fintech tại Việt Nam Phạm vi thời gian: từ tháng 6/2023 đến tháng 9/2024 Công trình nghiên cứu gồm 3 phần: • Chương 1: Cơ sở lý luận • Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu • Chương 3: Giải pháp Chương 1: Cơ sở lý thuyết Sự xuất hiện và bùng nổ của Fintech trong thời gian gần đây được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tàichính toàn diện thông qua tăng cường mức độ tiếp cận tài chính cho các chủ thể trên thị trường.Fintech giúp kiến tạo những mô hình kinh doanh mới, tăng cường cạnh tranh và gián tiếp giảmcác chi phí tiếp cận dịch vụ tài chính. Fintech cũng cung cấp các công cụ, nền tảng để gia tăng kếtnối cung cầu, điều tiết và giám sát nguồn tài chính, phòng ngừa và xử lý rủi ro (Ozili, 2018; TrầnThanh Thu & cộng sự, 2019). Bên cạnh những cơ hội phát triển, thị trường Fintech tại Việt Nam gặp không ít những tháchthức và khó khăn: Cơ chế pháp lý Mặc dù Chính phủ đã có những chính sách liên quan đến việc hỗ trợ phát triển Fintech thôngqua các chương trình, đề án, tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý đối với lĩnh vực này chưa thực sự đầyđủ, rõ ràng và hoàn thiện: - Cơ chế pháp lý chưa đầy đủ, nhất là đối với những công nghệ mới. Thời gian cập nhật, sửađổi, bổ sung chính sách pháp lý còn chậm so với tốc độ phát triển khá nhanh của công nghệ. Khuônkhổ pháp lý về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một phần cho lĩnh vực Fintech trong hoạt động thanhtoán, chưa đầy đủ và đồng bộ cho các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động P2P Lending. - Cơ sở pháp lý chưa quy định rõ về bản chất sản phẩm, dịch vụ, các tiêu chuẩn của sản phẩm,dịch vụ cũng như mô hình hoạt động, địa vị pháp lý, các điều kiện thành lập và hoạt động của côngty Fintech. - Quy định pháp lý về an ninh mạng cho lĩnh vực Fintech chưa được ban hành. Trong mộtnghiên cứu về an ninh mạng, Paypal - công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử đã tiếnhành khảo sát thực trạng về an toàn, an ninh mạng khu vực Fintech tại ASEAN vào đầu năm 2021.Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nước khu vực ASEAN nơi có hệ sinh thái Fintech phát triển nhưIndonesia, Singapore, Việt Nam… cũng đã nhận thức được những thách thức về bảo đảm an ninh,an toàn mạng đối với khu vực Fintech bởi đây là nơi lưu giữ và xử lý khối lượng lớn thông tinngười dùng, liên quan đến khối lượng lớn tài sản của người dân trong khi các quy định về an toàn,bảo mật công nghệ thông tin trong lĩnh vực Fintech chưa được nghiêm ngặt như đố ...

Tài liệu có liên quan: