Danh mục tài liệu

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 656.13 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết "Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Việt Nam" nhằm đánh giá thực trạng chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp để giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam hoàn thiện quá trình chuyển đổi số thành công.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 292 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM The situation and solutions to improve the digital transformation of Vietnamese commercial banks Ths. Nguyễn Thị Liên Hương, TS. Võ Văn Cần Khoa Kế toán – Tài chính, trường Đại học Nha Trang Email: Email: huongntl@ntu.edu.vn, canvv@ntu.edu.vn Tóm tắt Phát triển ngân hàng số trở thành mục tiêu ưu tiên của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên trong thời gian qua, bên cạnh những thành công bước đầu trong việc triển khai áp dụng công nghệ số, các ngân hàng thương mại còn vấp phải những khó khăn, hạn chế. Mục tiêu của bài viết này nhằm đánh giá thực trạng chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp để giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam hoàn thiện quá trình chuyển đổi số thành công. Từ khóa: Chuyển đổi số; Công nghệ số; Ngân hàng số; Ngân hàng thương mại. Abstract: Developing digital banking has become a priority target of most Vietnamese commercial banks today. However, in recent years, besides the initial successes in applying the digital technology, the commercial banks have faced many difficulties and limitations. The objective of this article is to evaluate the digital transformation situation of the Vietnamese commercial banks, thereby proposing the solutions to support the banks to improve in the digital transformation process. Keywords: Digital Transformation; Digital technology; Digital Bank; Commercial Bank. 1. Giới thiệu Hiện nay ở Việt Nam, chuyển đổi kỹ thuật số (gọi tắt là chuyển đổi số - CĐS) đã và đang diễn ra trong hầu hết các doanh nghiệp (DN) với nhiều mức độ khác nhau và trong nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có lĩnh vực ngân hàng (NH). Các ngân hàng thương mại (NHTM) xem phát triển ngân hàng số (NHS) là xu thế tất yếu và trở thành NHS hàng đầu cũng là mục tiêu chủ yếu hiện nay (Nguyễn Thế Bính, 2021; BIDV, 2022). Trong bối cảnh CĐS, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã đem tới những tác động đáng kể đối với dịch vụ NH, làm thay đổi hành vi sử dụng dịch vụ tài chính – NH của khách hàng cũng như cấu trúc hoạt động và vận hành của các NH. CĐS tạo cơ hội thay đổi hình ảnh của NH như giảm chi phí vận hành; nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tính trải nghiệm và tăng tính an toàn, bảo mật cho khách hàng (Nguyễn Thế Bính, 2021; Phan Thị Hoàng Yến và Nguyễn Thúy Hằng, 2021). Hoạt động của NHTM ngày càng đi vào quy chuẩn, lành mạnh, an toàn hơn; các NHTM dần kiểm soát rủi ro và tiệm cận gần với thông lệ quốc tế. Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 06/9/2021 của Chính phủ về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực NH đã phần nào tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ tài chính thích ứng với những yêu cầu của CĐS. Tuy nhiên, qua đại dịch Covid 19, nhiều khách hàng nhận thấy nhà cung cấp dịch vụ NHTM hiện tại của họ chưa đáp ứng nhu cầu (Nguyễn Anh Tuấn, 2021), đồng thời quá trình CĐS trong hoạt động của NHTM cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại cần phải có các giải pháp tháo gỡ. Vì thế, mục đích của bài viết này nhằm đánh giá thực trạng CĐS của NHTM Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời kiến nghị @ Trường Đại học Đà Lạt 293 các giải pháp để tạo điều kiện và hỗ trợ mạnh hơn cho các NHTM Việt Nam bắt kịp xu hướng CĐS, để hoạt động của NHTM trở nên an toàn trong bối kinh doanh mới. Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ trình bày khái niệm về CĐS, NHS và quá trình chuyển đổi sang NHS của các NH; tiếp đến bài viết trình bày thực trạng và giải pháp hoàn thiện CĐS của các NHTM Việt Nam và cuối cùng là các kết luận được rút ra. 2. Chuyển đổi số, ngân hàng số và quá trình chuyển đổi sang ngân hàng số 2.1. Khái niệm chuyển đổi số Đến nay, nhiều khái niệm về CĐS cũng được trình bày trên các diễn đàn học thuật cũng như tại các cuộc hội thảo về CĐS. Theo Ebert và Duarte (2018), CĐS là việc áp dụng các công nghệ đột phá để tăng năng suất, gia tăng giá trị và phúc lợi xã hội. Còn theo Vial (2021), CĐS là một quá trình cải thiện một thực thể bằng cách tạo ra những thay đổi đáng kể đối với các thuộc tính của nó thông qua sự kết hợp của công nghệ thông tin, máy tính, truyền thông và kết nối. Trong khi đó, Lê Thị Thùy Vân (2021) cho rằng CĐS là quá trình chuyển đổi từ mô hình DN truyền thống sang DN số bằng cách áp dụng công nghệ mới nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa DN. Nhìn chung các khái niệm về CĐS trong DN có thể hiểu là quá trình ứng dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (Internet of things -IoT), điện toán đám mây (Cloud computing), công nghệ chuỗi khối (block chain), trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – AI)… nhằm thay đổi phương thức điều hành và quy trình làm việc trong DN để tạo ra các giá trị mới cho bản thân DN, người dùng và xã hội. Ngoài ra, CĐS còn là sự thay đổi về văn hóa của DN, đòi hỏi sự liên tục cập nhật cái mới, hiện đại và phải chấp nhận cả thất bại bên cạnh những thành công do đổi mới đem lại (Nguyễn Đình Quyết, 2021). Một điều cần lưu ý rằng, công nghệ mới có thể làm thay đổi cách thức cung cấp các dịch vụ, và chúng chỉ là phương tiện thực hiện CĐS chứ không phải là mục đích cuối cùng của CĐS (Nguyễn Anh Tuấn, 2021). Thực vậy, CĐS không chỉ là sự đột phá ứng dụ ...

Tài liệu có liên quan: