Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 503.12 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại, đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế trang trại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây NinhTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 2 (2023) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU, TỈNH TÂY NINH Nguyễn Minh Nguyệt1, Bùi Thị Thu2*, Phạm Thị Kim Ngọc3 1Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 3 Học viên cao học, Trường THPT Nguyễn Thái Bình *Email: buithithu@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 15/10/2023; ngày hoàn thành phản biện: 31/10/2023; ngày duyệt đăng: 4/12/2023 TÓM TẮT Nông nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng đối với người dân huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh với 43,9% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp và 68,28% diện tích đất tự nhiên cho mục đích nông nghiệp. Trong nông nghiệp, hình thức tổ chức kinh tế trang trại đang phát triển khá mạnh và mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định cần khắc phục. Trên cơ sở xem xét hiệu quả sử dụng đất cho kinh tế trang trại thông qua điều tra phỏng vấn và phân tích các số liệu liên quan theo phương pháp phân tích chi phí - lợi ích và SWOT, một số giải pháp nâng cao hiệu quả đất cho kinh tế trang trại đã được đề xuất liên quan đến công tác quy hoạch, tìm kiếm và mở rộng thị trường, hoàn thiện cơ chế chính sách, thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ khóa: Kinh tế trang trại, SWOT, Dương Minh Châu, Tây Ninh.1. MỞ ĐẦU Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất (SX) quan trọng trong hoạt động nôngnghiệp. Trong thời gian qua, kinh tế trang trại (KTTT) ở nước ta đã hình thành và pháttriển nhanh chóng, góp phần mở rộng quy mô, nâng cao năng suất và sức cạnh tranhtrong cơ chế thị trường của SX nông nghiệp, đồng thời tăng cường hiệu quả việc sử dụngđất đai, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân [1]. Huyện Dương Minh Châu nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Tây Ninh, với nhiều điềukiện thuận lợi cho việc phát triển KTTT quy mô lớn. Chính vì thế, KTTT được xem là 233Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninhyếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và làm thay đổi bộ mặt nông thôn củahuyện. Tuy nhiên, sự phát triển KTTT ở đây vẫn còn nhiều bất cập do những tác độngbất lợi của thời tiết và biến đổi khí hậu; một số trang trại có quy mô nhỏ, chưa đáp ứngđược tiêu chuẩn về kỹ thuật, môi trường (MT); trình độ người lao động còn hạn chế; thịtrường tiêu thụ sản phẩm nhiều biến động, hầu hết sản phẩm của các trang trại chưa cónhãn hiệu, thiếu yếu tố thông tin và dịch vụ về quảng bá; diễn ra tình trạng lạm dụngdùng hoá chất gây ra ô nhiễm MT [4],… Chính vì thế, bài báo tập trung phân tích thựctrạng phát triển KTTT, đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại… làm cơ sở để đềxuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển KTTT.2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp: bao gồm các báo cáo về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và tìnhhình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất và đất cho phát triển trang trại,tình hình phát triển KTTT và các công trình nghiên cứu về địa phương. - Dữ liệu sơ cấp: nguồn dữ liệu có được từ quá trình khảo sát, phỏng vấn hiệu quảkinh tế của các hộ gia đình năm 2022 với các nội dung về kết quả SX trang trại liên quanđến giá trị SX và chi phí các loại cây trồng, vật nuôi, những thuận lợi, khó khăn trongquá trình SX nông nghiệp, và thông tin chung của hộ gia đình.2.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ PhòngTài nguyên và môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Chicục Thống kê, UBND huyện Dương Minh Châu, Sở NN&PTNT, UBND tỉnh Tây Ninh,... * Phương pháp khảo sát thực địa và phỏng vấn: Nghiên cứu tiến hành khảo sát kinhtế trang trại ở huyện Dương Minh Châu vào năm 2022 để thu thập hình ảnh, đối chiếuvà kiểm tra các số liệu, tài liệu đã thu thập được. Đồng thời, thực hiện phỏng vấn trựctiếp 58 trang trại trên địa bàn về hiệu quả sử dụng đất về những khó khăn, thuận lợi vànguyện vọng trong quá trình SXNN. * Phương pháp phân tích tổng hợp: Các tài liệu thu thập được chọn lọc, hệ thốnghóa, phân loại theo những nội dung nghiên cứu, từ đó đánh giá những thuận lợi, khókhăn, cơ hội, thách thức trong tiến trình phát triển KTTT, phân tích hiệu quả sử dụngđất để làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất ở địa bàn nghiên cứu. * Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (ĐNN): Việc phân tíchhiệu quả phát triển KTTT tập trung vào hiệu quả kinh tế, xã hội và MT đối với trang trại. 234TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 2 (2023) - Hiệu quả kinh tế + Giá trị SX (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra củaKTTT. GO = ∑ QixPi (1.1) Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm loại i, Pi: Đơn vị giá sản phẩm loại i. + Chi phí trung gian (IC): gồm chi phí vật chất và dịch vụ phục vụ cho SX. + Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm vật chất của trang trại được tạo ratrong một năm và được tính bằng hiệu số giữa lợi ích (giá trị SX) và chi phí tr ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây NinhTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 2 (2023) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU, TỈNH TÂY NINH Nguyễn Minh Nguyệt1, Bùi Thị Thu2*, Phạm Thị Kim Ngọc3 1Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 3 Học viên cao học, Trường THPT Nguyễn Thái Bình *Email: buithithu@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 15/10/2023; ngày hoàn thành phản biện: 31/10/2023; ngày duyệt đăng: 4/12/2023 TÓM TẮT Nông nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng đối với người dân huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh với 43,9% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp và 68,28% diện tích đất tự nhiên cho mục đích nông nghiệp. Trong nông nghiệp, hình thức tổ chức kinh tế trang trại đang phát triển khá mạnh và mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định cần khắc phục. Trên cơ sở xem xét hiệu quả sử dụng đất cho kinh tế trang trại thông qua điều tra phỏng vấn và phân tích các số liệu liên quan theo phương pháp phân tích chi phí - lợi ích và SWOT, một số giải pháp nâng cao hiệu quả đất cho kinh tế trang trại đã được đề xuất liên quan đến công tác quy hoạch, tìm kiếm và mở rộng thị trường, hoàn thiện cơ chế chính sách, thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ khóa: Kinh tế trang trại, SWOT, Dương Minh Châu, Tây Ninh.1. MỞ ĐẦU Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất (SX) quan trọng trong hoạt động nôngnghiệp. Trong thời gian qua, kinh tế trang trại (KTTT) ở nước ta đã hình thành và pháttriển nhanh chóng, góp phần mở rộng quy mô, nâng cao năng suất và sức cạnh tranhtrong cơ chế thị trường của SX nông nghiệp, đồng thời tăng cường hiệu quả việc sử dụngđất đai, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân [1]. Huyện Dương Minh Châu nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Tây Ninh, với nhiều điềukiện thuận lợi cho việc phát triển KTTT quy mô lớn. Chính vì thế, KTTT được xem là 233Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninhyếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và làm thay đổi bộ mặt nông thôn củahuyện. Tuy nhiên, sự phát triển KTTT ở đây vẫn còn nhiều bất cập do những tác độngbất lợi của thời tiết và biến đổi khí hậu; một số trang trại có quy mô nhỏ, chưa đáp ứngđược tiêu chuẩn về kỹ thuật, môi trường (MT); trình độ người lao động còn hạn chế; thịtrường tiêu thụ sản phẩm nhiều biến động, hầu hết sản phẩm của các trang trại chưa cónhãn hiệu, thiếu yếu tố thông tin và dịch vụ về quảng bá; diễn ra tình trạng lạm dụngdùng hoá chất gây ra ô nhiễm MT [4],… Chính vì thế, bài báo tập trung phân tích thựctrạng phát triển KTTT, đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại… làm cơ sở để đềxuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển KTTT.2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp: bao gồm các báo cáo về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và tìnhhình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất và đất cho phát triển trang trại,tình hình phát triển KTTT và các công trình nghiên cứu về địa phương. - Dữ liệu sơ cấp: nguồn dữ liệu có được từ quá trình khảo sát, phỏng vấn hiệu quảkinh tế của các hộ gia đình năm 2022 với các nội dung về kết quả SX trang trại liên quanđến giá trị SX và chi phí các loại cây trồng, vật nuôi, những thuận lợi, khó khăn trongquá trình SX nông nghiệp, và thông tin chung của hộ gia đình.2.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ PhòngTài nguyên và môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Chicục Thống kê, UBND huyện Dương Minh Châu, Sở NN&PTNT, UBND tỉnh Tây Ninh,... * Phương pháp khảo sát thực địa và phỏng vấn: Nghiên cứu tiến hành khảo sát kinhtế trang trại ở huyện Dương Minh Châu vào năm 2022 để thu thập hình ảnh, đối chiếuvà kiểm tra các số liệu, tài liệu đã thu thập được. Đồng thời, thực hiện phỏng vấn trựctiếp 58 trang trại trên địa bàn về hiệu quả sử dụng đất về những khó khăn, thuận lợi vànguyện vọng trong quá trình SXNN. * Phương pháp phân tích tổng hợp: Các tài liệu thu thập được chọn lọc, hệ thốnghóa, phân loại theo những nội dung nghiên cứu, từ đó đánh giá những thuận lợi, khókhăn, cơ hội, thách thức trong tiến trình phát triển KTTT, phân tích hiệu quả sử dụngđất để làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất ở địa bàn nghiên cứu. * Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (ĐNN): Việc phân tíchhiệu quả phát triển KTTT tập trung vào hiệu quả kinh tế, xã hội và MT đối với trang trại. 234TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 2 (2023) - Hiệu quả kinh tế + Giá trị SX (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra củaKTTT. GO = ∑ QixPi (1.1) Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm loại i, Pi: Đơn vị giá sản phẩm loại i. + Chi phí trung gian (IC): gồm chi phí vật chất và dịch vụ phục vụ cho SX. + Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm vật chất của trang trại được tạo ratrong một năm và được tính bằng hiệu số giữa lợi ích (giá trị SX) và chi phí tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế trang trại Phát triển kinh tế trang trại Chuyển đổi cơ cấu cây trồng Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi Khoa học nông nghiệpTài liệu có liên quan:
-
8 trang 210 0 0
-
7 trang 192 0 0
-
Nguồn lợi rong biển quần đảo Nam Du, Kiên Giang
14 trang 169 0 0 -
Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn lactic và ứng dụng trong lên men nem chua chay từ cùi bưởi Năm Roi
9 trang 115 0 0 -
Bài giảng Kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại: Chương 1
52 trang 107 1 0 -
Tổng quan về một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn chứng nhận
12 trang 84 0 0 -
11 trang 69 0 0
-
6 trang 64 0 0
-
Chăn nuôi gà công nghiệp - lịch sử phát triển, một số thành tựu và thách thức trong kỷ nguyên mới
12 trang 61 0 0 -
11 trang 57 0 0